ClockThứ Sáu, 10/06/2022 21:51

Cần cơ chế kiểm tra, giám sát để hạn chế các sai sót không cần thiết

TTH.VN - Đó là ý kiến của đại biểu quốc hội (ĐBQH) Lê Hoài Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh ngày 10/6 tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV khi thảo luận về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.

Cơ chế, chính sách đặc thù là đòn bẩy phát triểnNgày 10/6, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư các dự án trọng điểmPhát triển hệ thống tổ chức tín dụng trong nước lành mạnh, chất lượngKỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam có thể hoàn thành đúng tiến độ

ĐBQH Lê Hoài Trung phát biển tại phiên họp. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Phát biểu về vấn đề này, ĐBQH Lê Hoài Trung nhất trí với chủ trương đầu tư vốn đối với hai con đường vành đai này. Theo ông Trung, đây là vấn đề lịch sử, là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, gắn với đột phá cơ sở hạ tầng, thực hiện tầm nhìn chiến lược đến năm 2025, 2030.

Đối với TP. Hồ Chí Minh phải nâng cấp nhiều nữa cơ sở hạ tầng bởi đây là đầu tàu, nên cơ sở hạ tầng rất quan trọng. Vùng đất này được ví như “người con đem lại nguồn thu nhập cho gia đình”. Tương tự, đối với Hà Nội cũng như thế.

ĐBQH Lê Hoài Trung cho nói thêm, đối với các vùng biên giới Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, cũng là những khu vực có cơ hội phát triển mới cho Việt Nam nếu chúng ta biết khai thác tốt. Ông ví dụ, Tây Nguyên nếu làm được 3 con đường nối xuống ven biển miền Trung và xuống TP. Hồ Chí Minh sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển.

Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long, trước đây là vựa lúa, phát triển nông nghiệp nhưng giai đoạn phát triển mới, công nghiệp chế biến và các mảng công nghiệp khác thì không thể không có cơ sở hạ tầng.

Dịp này, ĐBQH Lê Hoài Trung cũng trân trọng nỗ lực các cơ quan của Chính phủ, trong một thời gian ngắn đã chuẩn bị nhiều hồ sơ để kịp trình và Quốc Hội ban hành kịp thời chủ trương về những đặc thù, chỉ định thầu, tạo được sự thuận lợi.

Ông Trung kiến nghị, trong thời gian tới về mặt chuyên môn cần có cơ chế thành lập nhóm đặc trách để giải quyết, hỗ trợ thêm về các vấn đề pháp lý, hành chính và kỹ thuật ở các địa phương, các nơi khi có vấn đề. Ngoài ra cần đào tạo ngắn về những vấn đề pháp lý, quy trình kỹ thuật cho các đơn vị, địa phương, kể cả các cơ quan, nhà đầu tư tham gia về lĩnh vực này để giúp giải quyết những sai sót không cần thiết. Nên có cơ chế giám sát, kiểm tra giúp giảm bớt sai sót.

Đặc biệt, cần quan tâm thích đáng lợi ích của nhà đầu tư, bởi các nhà đầu tư hoạt động chính đáng, phù hợp với luật pháp thì cũng đem lại nguồn ngân sách cho nhà nước và đóng góp vấn đề phát triển kinh tế xã hội.

Theo tờ trình, dự án vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,34km đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 75.378 tỉ đồng, bao gồm 38.741 tỉ từ ngân sách trung ương và 36.637 tỉ ngân sách địa phương.

Dự án này được đầu tư theo hình thức đầu tư công, chia thành 8 dự án thành phần, tách riêng phần giải phóng mặt bằng và phần xây dựng triển khai độc lập theo các địa phương. Để làm dự án này dự kiến giải phóng 642,7ha, với kinh phí giải phóng mặt bằng và tái định cư khoảng 41.589 tỉ.

Dự án vành đai 4 Thủ đô Hà Nội có tổng chiều dài 112,8km, với tổng diện tích đất phải giải phóng mặt bằng là 1.341ha. Dự án này được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), chia thành 7 dự án thành phần. Phần giải phóng mặt bằng và xây dựng đường song hành triển khai độc lập theo địa phương và thực hiện theo hình thức đầu tư công.

Thành Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Return to top