ClockThứ Hai, 10/01/2022 18:25

Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh chậm thực hiện đề án đóng cửa mỏ

TTH.VN - Qua kiểm tra đến nay, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh (Công ty Trường Thịnh) - chủ mỏ đá Thượng Long (xã Thượng Long, huyện Nam Đông) vẫn chưa thực hiện nhiều hạng mục quan trọng của đề án đóng cửa mỏ theo quyết định của UBND tỉnh.

Đóng cửa mỏ vẫn cho phương tiện vào khai thác đáYêu cầu phục hồi môi trường mỏ đá Thượng LongCông ty Trường Thịnh sẽ sớm làm lại đường cho dânẢnh hưởng mỏ đá Thượng Long: Đơn vị khai thác thiếu thiện chí

Nhiều hạng mục quan trọng phục hồi môi trường sau khi khai thác tại mỏ đá Thượng Long chưa thực hiện

Ngày 10/1, ông Lê Minh Khánh, Chủ tịch UBND xã Thượng Long cho biết, thực hiện Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản sét đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại khu vực thôn 5, xã Thượng Long của Công ty Trường Thịnh, qua kiểm tra thực tế tuy sắp hết thời gian thực hiện đề án (trong vòng 6 tháng) đến nay, Công ty Trường Thịnh vẫn "chây ì" thực hiện nhiều hạng mục quan trọng.

Cụ thể, công ty này mới chỉ tháo dỡ kho mìn, máy móc, thiết bị ra khỏi khu vực mỏ và chuyển đá sau nổ mìn trong phạm vi ra khỏi mỏ. Các nội dung còn lại như vận chuyển, san gạt đất trong khu vực mỏ, trồng cây phục hồi môi trường (cây keo lai), tháo dỡ các công trình phụ trợ nhà và vận chuyển đá đã chế biến ra khỏi khu vực bãi tập kết với khối lượng 5.232m3… vẫn chưa thực hiện.

Ngoài ra, công chưa thực hiện nạo vét, khơi thông dòng chảy khu vực khe Biêng gần phạm vi mỏ. Hoàn trả tuyến đường vận chuyển bằng việc đổ bê tông tuyến đường gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Trên thực địa hiện nay, khối lượng đá đã xay còn rất lớn, công ty đang tiếp tục vận chuyển ra khỏi bãi tập kết.

Trên cơ sở đó, UBND xã Thượng Long đề xuất các cơ quan chức năng yêu cầu Công ty Trường Thịnh làm lại đập thủy lợi, kênh mương để đưa nước tưới vào đồng ruộng, đổ đất san lấp mặt bằng, chia lô đúng theo nguyên hiện trạng ban đầu. Hạng mục này công ty cần làm trước để kịp thời vụ sản xuất vụ đông xuân 2021-2022.

Nếu trong vụ đông xuân 2021-2022, người dân vẫn chưa sản xuất được do công ty không thực hiện xong hoàn trả mặt bằng đất lúa nước, đề nghị công ty có trách nhiệm tiếp tục chi trả kinh phí hỗ trợ cho 17 hộ dân thuộc thôn 5, 6 và 7, xã Thượng Long bị ảnh hưởng vì phải ngừng sản xuất lúa nước. Ngoài việc chi trả kinh phí hỗ bị ảnh hưởng vì phải ngừng sản xuất lúa nước, UBND xã cũng đề nghị công ty phải chi trả cho những hộ dân mà đơn vị này thuê đất để kéo đường dây điện lên mỏ đá.

Tuyến đường dân sinh dẫn vào khu mỏ đá Thượng Long  chưa được đổ bê tông như cam kết của công ty

“Đến nay, sắp hết thời gian trong đề án đóng cửa mỏ theo quyết định của UBND tỉnh (đến ngày 19/1/2022) nhưng Công ty Trường Thịnh vẫn chưa thực hiện nhiều hạng mục quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất khu vực này. Điều đáng lo ngại là sau khi vận chuyển hết máy móc, đá xay cùng nhiều tài sản khác, công ty này rời đi thì người dân không biết tìm ai mà đòi quyền lợi”, ông Khánh lo lắng.

Trước đó, qua kiểm tra, UBND huyện Nam Đông đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chuyên môn, tổ chức kiểm tra, yêu cầu Công ty Trường Thịnh khẩn trương khắc phục môi trường theo tiến độ của đề án đóng cửa mỏ đề ra. Đối với các hạng mục nạo vét, khơi thông dòng chảy, trả lại mặt bằng ruộng nước, đường giao thông, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo công ty sớm triển khai thực hiện để tạo điều kiện cho người dân đi lại sản xuất kịp thời vụ.

Mới đây, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương kiểm tra thực tế khu vực mỏ Thượng Long và đôn đốc doanh nghiệp sớm hoàn thành các công việc liên quan đề án đóng cửa mỏ...

Liên quan đến mỏ đá Thượng Long, trươc đó Báo Thừa Thiên Huế online đã có nhiều bài phản ánh tình trạng mặc dù đã hết giấy phép khai thác khoáng sản nhưng nhiều lần Công ty Trường Thịnh vẫn đưa phương tiện vào tận thu khoáng sản ở đây.

Theo quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ đối với mỏ đá Thượng Long, yêu cầu Công ty Trường Thịnh đóng cửa mỏ trên diện tích 2,15 ha. Vận chuyển, san gạt đất trong khu vực mỏ với diện tích hơn 13.600 m2 và khối lượng hơn 6.800 m3 đất. Trồng cây phục hồi môi trường tại diện tích nói trên. Ngoài ra, buộc công ty này phải vận chuyển đá sau nổ mìn trong phạm vi ra khỏi mỏ với khối lượng hơn 12.500m3. Nạo vét, khơi thông dòng chảy khu vực khe Biêng gần phạm vi mỏ với chiều dài nạo vét 300m. Đồng thời, tiến hành hoàn trả tuyến đường vận chuyển, đổ bê tông tuyến đường dài 900m. Tháo dỡ các công trình phụ trợ như nhà làm việc, nhà bảo vệ, nhà ăn, kho mìn.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Người dân thôn Bha Bhar chung sức, đồng lòng nâng cao đời sống

Ngày 15/11, Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự và chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc cùng người dân thôn Bha Bhar (xã Hương Sơn, huyện Nam Đông) nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).

Người dân thôn Bha Bhar chung sức, đồng lòng nâng cao đời sống
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Đơn vị cung cấp Nâng Tầm Trải Nghiệm Cùng Kosy Group uy tín
Return to top