ClockThứ Bảy, 08/01/2022 15:04

Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất 4 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản

Để tiếp tục có giải pháp hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, Cục Hàng hải Việt nam sẽ phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu triển khai 4 giải pháp chính.

Kiến nghị thiết lập vùng đệm cho hàng hóa trao đổi với Trung QuốcGiải pháp gần như duy nhấtNông nghiệp - trụ đỡ của nền kinh tế vững vàng vượt sóng về đíchCần vai trò “bà đỡ”Xuất khẩu giữ vững "phong độ"

Vận chuyển bằng đường biển đang được khuyến khích mở thêm tuyến. (Ảnh: TTXVN)

Theo ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, trước tình trạng ùn tắc hàng hóa nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, điều chuyển hàng hóa bằng đường bộ sang đường biển cho doanh nghiệp.

Hiện nay, việc vận tải hàng hóa nông sản, hoa quả từ Việt Nam sang Trung Quốc được thực hiện theo hai phương thức chính: Vận tải đường biển đối với thị trường phía Bắc Trung Quốc (tuyến xa) và vận tải đường bộ đối với thị trường phía Nam Trung Quốc (tuyến ngắn, gần biên giới đường bộ của Việt Nam).

Tuy nhiên, việc chuyển đổi phương thức vận tải nông sản từ đường bộ sang đường biển vẫn gặp nhiều khó khăn.

Để đẩy mạnh chuyển đổi phương thức vận chuyển hàng nông sản từ đường bộ sang đường biển, ông Hoàng Hồng Giang cho rằng, về cơ bản phải điều chỉnh được việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc theo đường chính ngạch để tránh rủi ro về mặt chính sách.

Bởi vận tải đường biển dựa trên quan hệ cung cầu, các hãng tàu không thể bổ sung hoặc thiết lập tuyến mới trong thời gian ngắn để phục vụ khách hàng.

Cũng theo Phó Cục trưởng Hoàng Hồng Giang, để tiếp tục có giải pháp hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, Cục Hàng hải Việt nam sẽ phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) triển khai 4 giải pháp chính.

Trong đó, cơ quan quản lý sẽ phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam làm việc với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết tạo nguồn hàng đủ lớn để ký hợp đồng vận tải dài hạn trực tiếp với hãng tàu.

Đồng thời, khẩn trương làm việc với hãng tàu có tuyến vận tải sang Trung Quốc để kêu gọi các hãng tàu bổ sung chỗ và vỏ container lạnh về Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải trong giai đoạn trước mắt; tuyên truyền, cung cấp thông tin để các chủ doanh nghiệp Việt Nam dịch chuyển số container đang ùn tắc tại biên giới sang vận tải bằng đường biển.

“Cục Hàng hải Việt Nam cũng phối hợp, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội, chủ hàng một số địa phương để xác định chính xác những khó khăn, đưa ra giải pháp đúng và trúng xử lý vấn đề. Quá trình dịch chuyển hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cảng biển bằng tàu biển rất cần sự đồng hành của Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành liên quan để đạt được hiệu quả cao nhất,” ông Hoàng Hồng Giang chia sẻ.

Trước đó, Cục Hàng hải việt Nam đã làm việc với hãng tàu Hải An và khuyến khích hãng tàu mở tuyến. Hiện nay, hãng tàu đang tích cực nghiên cứu đánh giá tính khả thi và dự kiến có thể mở tuyến từ Cửa Lò đi cảng phía Nam Trung Quốc trong quý 2/2022.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), TP. Huế triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn.

Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo
Hoàn thiện hạ tầng cho thành phố xe đạp

Theo lãnh đạo TP. Huế, định hướng phát triển giao thông xe đạp nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi, an toàn, chuyển đổi phương thức đi lại trong thành phố theo hướng xanh, sinh thái và bền vững. Hướng tới xây dựng Huế trở thành một trong những thành phố xe đạp đầu tiên của Việt Nam.

Hoàn thiện hạ tầng cho thành phố xe đạp
Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

TIN MỚI

Return to top