ClockThứ Hai, 16/09/2024 05:55

Đảm bảo an toàn hồ đập mùa mưa lũ

TTH - Một số thủy điện sụt lún bề mặt mái đập, thấm thân đập, taluy dương đường vận hành đập bị sạt trượt, nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão. Sở Công thương yêu cầu chủ đầu tư các công trình thủy điện phối hợp với đơn vị tư vấn kiểm tra, quan trắc, đánh giá để sớm xử lý, đảm bảo an toàn đập.

Diễn tập vận hành điều tiết lũ khẩn cấp hồ Bình ĐiềnNâng cấp hồ đập, bảo vệ nguồn nướcNỗ lực hành động bảo đảm an ninh nguồn nước

Khu vực cửa xả vùng hạ du thủy điện Bình Điền 

Mới đây, Sở Công thương đã có báo cáo kết quả kiểm tra công tác quản lý vận hành, an toàn điện, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và công tác ứng phó thiên tai tại các nhà máy thủy điện đang vận hành trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tại nhà máy thủy điện Thượng Lộ (Nam Đông), Sở Công thương yêu cầu chủ đầu tư tiếp tục thực hiện đầy đủ các nội dung kiến nghị của Công ty CP Tư vấn điện và xây dựng Đông Á (đơn vị tư vấn kiểm định) tại báo cáo kiểm định an toàn đập, trong đó yêu cầu kiểm tra việc sụt lún toàn bộ bề mặt mái đập, phát hiện bảo dưỡng và duy tu kịp thời. Thường xuyên theo dõi hiện tượng thấm tại thân đập để có phương án xử lý.

Kết quả kiểm tra cho thấy, đường vận hành đập cũng là phía taluy dương nhà máy này có địa hình dốc lớn, chủ đầu tư phải san gạt đường vận hành đập. Phương án  lâu dài cần gia cố đổ bê tông nền đường vận hành để đảm bảo an toàn cho công trình và công tác ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Yêu cầu rà soát toàn bộ các khu vực thượng, hạ lưu đập, ngầm tràn, khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt để sớm khắc phục trước mùa mưa lũ.

Tương tự, tại nhà máy thủy điện A Roàng (A Lưới) kết quả kiểm tra cho thấy, đường vận hành xuống nhà máy có mái taluy với độ dốc lớn, địa hình phức tạp, nguy cơ sạt lở cao khi có thiên tai xảy ra, chủ đầu tư phải quan trắc, xây dựng phương án để gia cố, khắc phục đường vận hành, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động và công trình.

Tiếp tục theo dõi, quan trắc, ghi chép các số liệu về mực nước lũ xung quanh nhà máy, tường chắn có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cho nhà máy để có giải pháp ứng phó, xử lý kịp thời. Ngoài ra, yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với UBND xã A Roàng, huyện A Lưới rà soát, hạn chế hoặc cấm các đối tượng đánh bắt thủy sản ngay sau hạ lưu đập, nhà máy. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị vận hành đập, lan can, máy phát điện dự phòng.

Ông Nguyễn Quang Hải, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Bình Điền cho biết, hiện nay công ty đã thực hiện các nội dung kiến nghị của Công ty TNHH Tư vấn đại học xây dựng (đơn vị tư vấn kiểm định) tại báo cáo kết quả kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy điện Bình Điền lần 3 năm 2024. Đồng thời, tiếp tục kiểm tra duy tu, bão dưỡng hệ thống thông tin liên lạc, đảm bảo liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, sẵn sàng vật tư thay thế.

Công ty cũng chuẩn bị lương thực, thực phẩm sử dụng được 20 ngày trong trường hợp chia cắt. Nhiên liệu, thiết bị vật tư, phương tiện được tập kết đầy đủ trước mùa mưa lũ năm 2024 tại công trình để sẵn sàng huy động khi có tình huống xảy ra. Ngoài ra, chủ công trình còn chú trọng quan trắc, lập phương án để gia cố khắc phục tuyến đường vận hành công trình bạt taluy với độ dốc lớn có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa.

Cũng theo ông Nguyễn Quang Hải vào mùa mưa lũ, chủ đầu tư thường xuyên duy trì thông tin liên lạc, cảnh báo, thông báo lệnh vận hành hồ chứa với chính quyền các địa phương và các đơn vị có liên quan trong khu vực để chủ động ứng phó với các tình huống. Tăng cường phối hợp cảnh báo trong quá trình vận hành phát điện và điều tiết lũ nhằm đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.

Liên đến các công trình thủy điện bậc thang nằm trên các tuyến sông từ huyện A Lưới về Phong Điền, Sở Công thương yêu cầu thủy điện A Lin B1 đẩy nhanh công tác kiểm định đập lần đầu kể từ khi tích nước theo quy định. Kết quả kiểm tra ở thủy điện này cho thấy, các hạng mục công trình của nhà máy trải dài từ huyện A Lưới đến huyện Phong Điền đi qua địa hình có độ dốc nên có nguy cơ sạt lở ngập lụt trên phạm vi các hạng mục công trình rất cao. Sở yêu cầu nhà đầu tư có phương án di chuyển cán bộ nhân viên khỏi nơi nguy hiểm trong tình huống có sự cố xảy ra.

Hiện nay tuyến đường 71 phục vụ vận hành nhà máy A Lin B1 đã xuống cấp nghiêm trọng, cây cối mọc ra lòng đường che khuất tầm nhìn, có nhiều điểm sạt lở tạo hầm ếch gây nguy hiểm. Để kịp thời phục vụ công tác vận hành, ứng phó thiên tai năm 2024 và an toàn cho công nhân vận hành, chủ đầu tư chủ động phối hợp với các chủ đập thủy điện A Lin B2, Rào Trăng 3, Rào Trăng 4 tổ chức sửa chữa, san gạt tạm thời tuyến đường, phát quang hành lang tuyến, cắm biển cảnh báo tại các vị trí sạt lở.

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa, an toàn người dân khu vực hạ du các hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ, Sở Công thương đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan và các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện.

Sửa chữa đường 71

Tuyến đường 71 được Công ty CP Thủy điện Alin B2, Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4 cùng hợp tác đầu tư nhằm phục vụ thi công và vận hành. Trong năm 2022 các nhà máy đã bỏ kinh phí ra tự sửa chữa các vị trí hư hỏng nặng. Tuy nhiên, tình trạng xe chở keo vẫn hoạt động và do ảnh hưởng của mưa lũ nên tuyến đường 71 đã có một số vị trí xuống cấp, rất nguy hiểm khi tham gia giao thông. Vì thế, Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3  kiến nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí một phần kinh phí cùng các chủ đầu tư sửa chữa, nâng cấp tuyến đường 71 để phục vụ công tác vận hành, đi lại của các nhà máy và Nhân dân trong vùng dự án.


Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng bào Công giáo phối hợp đảm bảo an ninh trật tự

Không ít mô hình đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trong đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả thiết thực, được người dân đồng tình, hưởng ứng; góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Đồng bào Công giáo phối hợp đảm bảo an ninh trật tự
Thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ: Đến 17h ngày 12/9 ghi nhận 330 người chết và mất tích

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương thống kê thiệt hại đến 17 giờ ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ đã khiến 330 người chết và mất tích (226 người chết, 104 người mất tích); tăng 3 người so với thống kê lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày.

Thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ Đến 17h ngày 12 9 ghi nhận 330 người chết và mất tích
Tổng hợp thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ đến 22 giờ ngày 11/9

Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ sau bão, các địa phương đã thống kê thiệt hại tính đến 22 giờ ngày 11/9/2024 có 326 người chết, mất tích (181 người chết, 145 người mất tích); tăng 2 người so với cập nhật thống kê lúc 18 giờ ngày 11/9 (tỉnh Quảng Ninh cập nhật thêm 2 người chết do bão).

Tổng hợp thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ đến 22 giờ ngày 11 9
Ứng dụng bức xạ an toàn trong y tế và công nghiệp

Bên cạnh vai trò, tác động và đóng góp rất lớn đối với cuộc sống thì ứng dụng công nghệ bức xạ cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường. Việc ứng dụng công nghệ tân tiến để giám sát và quản lý đảm bảo hơn yêu cầu đặt ra.

Ứng dụng bức xạ an toàn trong y tế và công nghiệp
Return to top