ClockThứ Bảy, 27/07/2024 13:28

Nâng cấp hồ đập, bảo vệ nguồn nước

TTH - Trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.000 công trình thủy lợi, phục vụ tưới tiêu cho khoảng 60 nghìn ha lúa/năm. Tuy nhiên, hiện đa số các công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng. Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh, đề xuất các bộ, ngành Trung ương bố trí kinh phí thực hiện các dự án nâng cao an toàn đập, hồ chứa đảm bảo tích nước phục vụ sản xuất.

Nâng cấp hồ đập phục vụ tích nước sản xuấtGần 12 nghìn tỷ đồng đầu tư nâng cấp thủy lợiĐầu tư sửa chữa, nâng cấp; vận hành an toàn hồ đập trong mưa bãoNâng cấp thủy lợi ứng phó mưa lũNâng cấp, đảm bảo an toàn hồ đập

 Hồ chứa nước Thọ Sơn (Hương Trà) mực nước còn 35% dung tích thiết kế

Toàn tỉnh hiện có 56 hồ chứa thủy lợi, bao gồm 1 hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, 8 hồ chứa nước loại lớn, 17 hồ chứa nước loại vừa và 30 hồ chứa nước loại nhỏ phục vụ tưới, tiêu cho hơn 60.000ha/năm. Nắng nóng kéo dài từ tháng 4 đến nay đã làm nhiều hồ đập thủy lợi tại địa bàn tỉnh giảm mạnh nguồn nước, có hồ đã trơ đáy.

Theo Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác Công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) công trình hồ chứa nước Khe Ngang nằm trên địa bàn phường Hương Hồ, TP. Huế với dung tích khoảng hơn 12 triệu m3 nước, cung cấp nước tưới tiêu cho hơn 600ha cây trồng vùng đồng bằng, bán sơn địa Hương Trà, TP. Huế. Hiện dung tích nước còn lại theo thiết kế của hồ này khoảng 7%, gây khó khăn cho công tác tươi tiêu phục vụ sản xuất.

Tương tự, tính đến đầu tháng 7, dung tích nước còn lại theo thiết kế của hồ Thọ Sơn (phường Hương Vân, thị xã Hương Trà) là 35%, bảo đảm kế hoạch phục vụ sản xuất. Đây là 1 trong 8 hồ thủy lợi lớn của tỉnh. Trong khi đó, một số hồ chứa các địa phương gần ngư cạn trơ đáy như hồ Tà Rinh (6%), Mỹ Xuyên (16%), Ô Môi (17%), Ta Ra (23%) dung tích thiết kế.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh, kết quả kiểm tra hiện trạng an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa, lũ năm 2024 trên địa bàn tỉnh cho thấy, hiện đã xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp 55/55 hồ chứa nước theo quy định, tuy nhiên đa số các phương án đều chưa xây dựng được bản đồ ngập lụt hạ du do thiếu kinh phí.

Số lượng đập, hồ chứa nước bị sự cố do mưa, lũ lớn gây ra gồm 2 hồ (hồ Thôn 1 và hồ Nam Giản). Công ty Thủy lợi đã bố trí vật tư, phương tiện khắc phục các hư hỏng, tại thời điểm kiểm tra 2 hồ chứa này vẫn đang tích nước đảm bảo an toàn. 10 hồ có đập nước bị thấm và biến dạng mái đập, trong đó gồm các hồ Bến Ván 1, Bến Ván 2, Mỹ Xuyên, Nam Giản, Khe Nước, các hồ hiện vẫn tích nước, đảm bảo an toàn.

7 hồ có tràn bị nứt và 17 hồ xói lở thân tràn, đuôi tràn, tiêu năng, đặc biệt có đuôi tràn hồ chứa nước Thủy Yên có khả năng bị mở rộng hố xói. Đường quản lý vận hành một số hồ đã xuống cấp như hồ Khe Ngang (đường thấp và ngập lụt), hồ Hòa Mỹ (đường đất chưa được đầu tư), hồ Truồi (đường cứu hộ dọc theo kênh chính lên đầu mối chưa được bê tông hóa hoàn thiện).

Ông Đặng Văn Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh cho biết, do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài nên mực nước các hồ đập trên địa bàn tỉnh xuống thấp nhưng vẫn đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh do Công ty Thủy lợi và các tổ chức hợp tác xã quản lý, vận hành. Tuy nhiên, đội ngũ quản lý, vận hành các công trình thủy lợi thuộc các hợp tác xã hầu hết chưa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng năng lực liên quan đến quản lý, vận hành công trình thủy lợi. Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hầu hết được đầu tư từ rất lâu, dẫn đến khó khăn trong việc định giá tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.

Nhìn chung, các công trình thủy lợi qua kiểm tra bằng trực quan chưa phát hiện sự cố lớn, vẫn đang hoạt động bình thường. Quá trình vận hành thử các cống lấy nước, máy phát điện dự phòng, hệ thống nâng hạ cửa van… cho thấy, các thiết bị hoạt động bình thường, các hạng mục đầu mối chưa phát hiện sự cố lớn. Tuy nhiên, do các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hầu hết được đầu tư từ rất lâu, chịu ảnh hưởng của nhiều đợt thiên tai và thời tiết cực đoan nên đa số các công trình đã bị xuống cấp, hư hỏng, một số công trình hiện tượng thấm và hư hỏng nhỏ gây ảnh hưởng đến việc cấp nước phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp.

Công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, để đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong quá trình quản lý, vận hành và khai thác, thực hiện tốt chính sách về thủy lợi, khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh khai thác đa mục tiêu, đa giá trị công trình, trong điều kiện nguồn lực của tỉnh còn khó khăn, Sở NN&PTNT đề nghị Cục Thủy lợi tham mưu Bộ NN&PTNT xem xét trình Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ ngân sách cho tỉnh thực hiện các dự án nâng cao an toàn đập, hồ chứa nước còn lại trên địa bàn tỉnh; đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh để đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống của người dân.

Tổ chức rà soát, lập hồ sơ đề xuất, sửa đổi Luật Thủy lợi. Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy khai thác đa mục tiêu, đa giá trị công trình thủy lợi.

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 1.000 công trình thủy lợi, bao gồm 56 hồ chứa nước, 235 đập dâng, trên 515 trạm bơm điện và trạm bơm dầu, 500 cống, 1.475km kênh mương, 181km đê biển và 71km kè bảo vệ bờ sông... để phục vụ tưới tiêu cho hơn 60.000ha/năm. Trong đó, Công ty Thủy lợi quản lý 38 hồ chứa (8 hồ chứa), 133 đập chắn nước, 77 trạm bơm điện, 2 đập ngăn sông, 10 cống trên đê, trên 604km kênh trục chính và kênh cấp I, cấp II. Đây là những công trình có quy mô lớn, kết cấu kỹ thuật phức tạp. Các công trình còn lại phân cấp cho UBND cấp huyện quản lý, vận hành, khai thác.


Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an toàn hồ đập mùa mưa lũ

Một số thủy điện sụt lún bề mặt mái đập, thấm thân đập, taluy dương đường vận hành đập bị sạt trượt, nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão. Sở Công thương yêu cầu chủ đầu tư các công trình thủy điện phối hợp với đơn vị tư vấn kiểm tra, quan trắc, đánh giá để sớm xử lý, đảm bảo an toàn đập.

Đảm bảo an toàn hồ đập mùa mưa lũ
Những gương sáng trong bảo vệ an ninh trật tự

Thông qua các mô hình về bảo vệ an ninh Tổ quốc, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều tấm gương hội viên nông dân (HVND) điển hình tham gia bảo vệ an ninh trận tự (ANTT) tại khu dân cư.

Những gương sáng trong bảo vệ an ninh trật tự
Bảo vệ thành quả loại trừ bệnh phong

Năm 2005, Thừa Thiên Huế được công nhận loại trừ bệnh phong cấp tỉnh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nhiều giải pháp được triển khai nhằm làm tốt công tác phát hiện bệnh, quản lý, chăm sóc tốt người bị di chứng tại cộng đồng…

Bảo vệ thành quả loại trừ bệnh phong
“Mắt thần” giám sát và bảo vệ môi trường

Hệ thống camera là một trong những điểm nhấn về phát triển dịch vụ đô thị thông minh và chuyển đổi số của Thừa Thiên Huế. Với 650 camera an ninh được lắp đặt trên toàn tỉnh phát huy tác dụng rõ rệt, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai, bão lụt.

“Mắt thần” giám sát và bảo vệ môi trường

TIN MỚI

Return to top