ClockChủ Nhật, 04/03/2018 21:18
Dự án Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía Nam sông Hương:

Đảm bảo hài hòa giữa thiết kế và công năng sử dụng

TTH - Dự án Xây dựng Mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía Nam sông Hương (gọi tắt là Dự án) do KOICA Hàn Quốc tài trợ đang triển khai thi công nhiều hạng mục. Dự án khi hoàn tất ngoài phục vụ phát triển du lịch, sẽ tạo điểm nhấn cho sông Hương.

Ngự thuyền khám phá sông HươngVết nứt hầm đường bộ Hải Vân: Thường xuyên kiểm tra đánh giá các vết nứt

Công nhân thi công các hạng mục dự án

Xử lý gỗ nhằm tăng tuổi thọ công trình

Trên công trình của dự án, lực lượng công nhân đang khẩn trương thi công. Ban Chỉ huy công trình thông tin, đến thời điểm hiện tại, đơn vị đang triển khai thực hiện hệ thống cọc bê tông ly tâm ở bờ Nam sông Hương theo hai mũi từ thượng lưu, hạ lưu con sông và tiến hành đổ dầm bê tông một số đoạn.

Ban QLDA KOICA cho biết, quá trình thiết kế dự án, các chuyên gia, tư vấn Hàn Quốc và Việt Nam đã tư vấn, nghiên cứu kỹ các vật liệu lát sàn: đá granit, gỗ tổng hợp sản xuất tại Việt Nam, gỗ tổng hợp sản xuất tại Hàn Quốc, gỗ lim… thậm chí đánh giá các yếu tố thân thiện môi trường, cảnh quan; màu sắc hài hòa, góp phần tạo nét đặc trưng; kinh phí đầu tư… Kết quả, phía tư vấn đề xuất chọn gỗ lim lát sàn tuyến cầu đi bộ bởi đây là một trong bốn loại gỗ nằm trong nhóm tứ thiết (đinh, lim, sến, táu). Gỗ lim rất cứng, chắc, bền, không bị mối mọt, co ngót, biến dạng hay cong vênh theo thời tiết, bền vững theo thời gian ở cả vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

Theo hồ sơ thiết kế, nguồn gốc gỗ lim là nhập khẩu, có quota nhập khẩu chính ngạch, hợp pháp từ Nam Phi. Hạng mục cầu đi bộ lát sàn gỗ lim này rộng 4m, dài 400m được thiết kế bằng sàn bê tông cốt thép trên hệ cọc bê tông ly tâm D400; mặt trên sàn bê tông được lát mặt gỗ lim dày 5cm, liên kết với sàn bê tông cốt thép. Tổng diện tích lát sàn bằng gỗ lim 2.438m2 với kinh phí trên 5,14 tỷ đồng. Thực hiện theo quy trình chỉ dẫn kỹ thuật, phần lát sàn bằng gỗ lim đảm bảo ổn định và được xử lý gỗ nhằm tăng tuổi thọ công trình.

Công nhân thi công hệ thống cọc bê tông ly tâm

Đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị lấy ý kiến

Ông Phạm Tư Oanh, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Phú đứng chân trên địa bàn Huế cho hay, rất nhiều quốc gia quy hoạch, thiết kế đường đi bộ trên sông rất đẹp. Chính những không gian như vậy tạo ra điểm nghỉ ngơi, giải trí và hoạt động ngoài trời đa dạng, thu hút du khách. Dự án nói trên chắc chắn được cân nhắc lựa chọn triển khai với mục tiêu không chỉ dừng lại ở mức “cải thiện” trước mắt, mà đã được đặt trong tầm nhìn lớn, dài hạn của bài toán quy hoạch trong quá trình triển khai.

Vấn đề quan trọng ở đây là công khai quy hoạch tổng thể, thiết kế các hạng mục rộng rãi để nhiều người dân biết. Theo tôi, cần có cơ chế để Nhân dân giám sát công trình... Nếu minh bạch được như vậy không chỉ khơi dậy được niềm tin và sự ủng hộ, mà còn đề cao trách nhiệm của cộng đồng... Ngoài ra, cân nhắc thêm những băn khoăn của người dân về chất liệu gỗ, thiết kế cho dự án đang làm", ông Oanh nhấn mạnh.

Theo ý kiến của lãnh đạo tỉnh, trước khi triển khai dự án, UBND tỉnh và Ban QLDA đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị lấy ý kiến người dân nhằm tạo sự đồng thuận trong dân và đảm bảo hài hòa giữa thiết kế và công năng sử dụng. Riêng số lượng gỗ lim để phục vụ thi công cầu được nhập khẩu hợp pháp. Đây là loại gỗ tốt nhất và có khả năng chống chịu với thời tiết mưa lũ ở Huế. Qua nghiên cứu của các chuyên gia, thiết kế cầu sẽ không ảnh hưởng đến dòng chảy, đảm bảo an toàn trong mưa lũ và sẽ không gây ứ đọng rác bên dưới.

Ban (BQL DA KOICA) đã phối hợp với Bảo tàng Văn hóa Huế tổ chức công bố, lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với phương án thiết kế dự án DA từ ngày 4 đến ngày 25/7/2016. Trong đó, đối với nội dung lấy ý kiến về kết cấu, vật liệu (tại bản vẽ chi tiết của sàn đi bộ và mô hình thực được trưng bày xin ý kiến, có thể hiện việc sử dụng gỗ lim để lát sàn), kết quả hoàn toàn đồng ý với 29/32 phiếu, tỷ lệ trên 90%. “Sau khi có kết quả tổng hợp nội dung góp ý của cộng đồng dân cư, Ban QLDA KOICA cũng đã yêu cầu tư vấn xem xét kỹ hơn về việc sử dụng gỗ lim; rà soát, đề xuất một số phương án sử dụng vật liệu khác ngoài gỗ lim để có sự phân tích, so sánh cụ thể”, đại biện BQL DA KOICA cho biết thêm.

Bài, ảnh: NHÓM PHÓNG VIÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top