ClockThứ Sáu, 28/07/2023 16:33

Đảm bảo trật tự đô thị: Cần nỗ lực từ hai phía

TTH - Thời gian qua, mặc dù lực lượng chức năng ở TP. Huế mở nhiều đợt cao điểm về tăng cường xử lý vi phạm trật tự đô thị (TTĐT), trong đó chú trọng vấn đề xử phạt các hành vi lấn chiếm lòng, lề đường, đậu đỗ xe không đúng nơi quy định, song tình trạng này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Hình ảnh nữ cảnh sát giao thông thân thiệnTăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới Lập lại trật tự giao thông, trật tự đô thị: Quyết liệt để tạo sự chuyển biến

leftcenterrightdel
Lực lượng chức năng TP. Huế kiểm tra xử phạt các ô tô đậu, đỗ tùy tiện trên đường phố 

Sáng hay chiều dạo quanh TP. Huế ghi nhận thực tế nhiều phường như Vĩnh Ninh, Phú Hội, Phú Nhuận, An Cựu, Trường An... đều thấy, tình trạng đậu, đỗ xe ở vỉa hè, lòng đường vẫn diễn ra khá phổ biến. Đơn cử, nhiều tuyến đường nằm trung tâm, như Phạm Hồng Thái, Phan Chu Trinh, Trần Thúc Nhẫn, Phan Đình Phùng tình trạng bán hàng rong, đậu, đỗ xe vô tội vạ ngay dưới lòng đường vẫn diễn ra phổ biến. Cá biệt, có trường hợp còn đậu đỗ xe ngay cạnh các khúc cua, che khất tầm nhìn của người tham gia giao thông. Việc này đã gây ra không ít vụ va chạm.

Bên cạnh đó, những tuyến đường cạnh Bệnh viện Trung ương Huế và các khu chợ Bến Ngự, An Cựu…  tình trạng dừng đỗ xe tùy tiện, không đúng nơi quy định vẫn diễn ra phổ biến không chỉ là vào giờ cao điểm. Đơn cử như trước phòng Cấp Cứu, BV Trung ương Huế, tình trạng xe ôm, xe taxi dừng đón trả khách tùy tiện và dừng dưới lòng đường gây bức xúc cho người tham gia giao thông.

 Theo quan sát, mặc dù lực lượng chức năng thường kiểm tra, vận động, tuyên truyền và cũng đã mạnh tay xử lý, song tình trạng này không được cải thiện nhiều. Taxi, xe ôm vẫn tụ tập hoạt động quanh bệnh viện khiến con đường thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc. Không những vậy, việc dừng đỗ xe trái quy định ở đây còn tiềm ẩn nguy cơ gây cản trở việc đi lại khám, chữa bệnh của người dân…

Khắc phục tình trạng trên, Sở Giao thông Vận tải và chính quyền sở tại đã ban hành nhiều văn bản, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm dừng, đỗ xe không đúng quy định trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm, xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đặc biệt chú trọng kiểm tra, xử lý vi phạm trên các tuyến đường, khu vực các bến xe, bệnh viện, khu chợ và các điểm đầu mối giao thông…

Tại nhiều cuộc họp bàn về giải pháp cho phát triển hạ tầng giao thông đô thị Huế, các chuyên gia về giao thông đều cho rằng, nguyên nhân dẫn đến dừng, đỗ xe không đúng quy định là do hiện nay số lượng phương tiện ô tô cá nhân tăng cao, đường phố vốn hẹp… Trong khi đó, tại TP. Huế  việc quy hoạch các bãi đỗ xe chưa đồng bộ, thiếu sự kết nối và thiếu trầm trọng các bãi đỗ xe tĩnh cho các phương tiện xe ô tô. Cùng với đó là ý thức của người dân khi tham gia giao thông chưa tốt.

Giải quyết triệt để vấn đề dừng, đỗ xe không đúng quy định ở lòng, lề đường ở TP. Huế cần sự nỗ lực từ hai phía: Chính quyền và người dân. Bên cạnh các giải pháp cụ thể như tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, lắp đặt camera, truy xuất thông tin để xử lý vi phạm, điều hết sức quan trọng là chú trọng giải pháp về bảo đảm hạ tầng, tăng cường các bãi đỗ xe; song song đó là giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền về văn hóa giao thông sát thực tế, thiết thực phù hợp, nhằm nâng cao ý thức của người dân.

Ông Lương Viết Tấn, Phó Đội trưởng Đội quản lý Đô thị TP. Huế thông tin, từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị đã phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông - trật tự TP. Huế vào cuộc giải quyết trật tự đô thị trên các tuyến và các địa bàn phức tạp ở địa phương. Qua đó đã kiểm tra, xử lý hơn 465 trường hợp vi phạm. Ngoài ra còn đề xuất các phường, xã xử lý hơn 708 trường hợp vi phạm, như: Vĩnh Ninh 96 trường hợp, Phú Hội 70 trường hợp, Đông Ba 36 trường hợp…
Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI:
Đảm bảo thông suốt, ổn định

Triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023 – 2025 là vấn đề quan trọng, cấp bách, bởi từ ngày 1/1/2025, các NQ này sẽ có hiệu lực.

Đảm bảo thông suốt, ổn định
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

TIN MỚI

Return to top