ClockThứ Năm, 11/11/2021 06:30

Đầu tư kè chống sạt lở bờ sông

TTH - Do ảnh hưởng của trận lũ vừa qua, các con sông trên địa bàn tỉnh như sông Hương, Bồ đi qua các địa phương Hương Trà, Quảng Điền đã xảy ra nhiều điểm sạt lở, sụt lún mới trên chiều dài khoảng 3km ven sông, đe dọa nhiều khu dân cư, ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông.

Cần 350 tỷ đồng xây kè chống sạt lở bờ sôngCử tri Phong Điền mong sớm được đầu tư đê chống triều cường và kè chống sạt lở bờ sông

Đầu tư kè chống sạt lở ở thượng nguồn sông Hương

Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, do ảnh hưởng mưa lũ, trong thời gian qua đã có 7 điểm sạt lở mới ven sông Bồ và sông Hương với chiều dài khoảng 3km. Đa số các điểm sạt lở đều chưa được kiên cố bằng kè và đi qua sát khu vực có dân cư.

Hiện nay, trên tuyến sông Bồ chạy qua địa bàn các phường, xã như Hương Vân, Hương Xuân (Hương Trà); Quảng Phú, Quảng An, Quảng Thành (Quảng Điền) các điểm xuất hiện sạt lở có chiều dài từ 20-500m, làm mất nhiều diện tích đất nông nghiệp.

Tại xã Quảng Phú, khu vực thôn Hạ Lang và hói Cầu Kẽm sạt lở đã làm cuốn trôi đất ven sông và đường bê tông nông thôn trên chiều dài 700m. 2 khu vực này có khoảng 150 hộ dân, việc sạt lở đường giao thông đã gây khó khăn cho đi lại của người dân.

Ông Phạm Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho biết, chưa năm nào sông Bồ qua địa bàn xã bị sạt lở nặng như năm nay, đặc biệt ở khu vực hói Cầu Kẽm. Hiện nay, điểm sạt lở hói Cầu Kẽm đã làm sạt đường bê tông và cuốn trôi đất đá quanh mố cầu. Từ cuối năm 2020, xã đã bố trí kinh phí khắc phục tạm thời, nhưng trận mưa lụt vừa qua sạt lở lại tiếp diễn và nghiêm trọng hơn.

Hiện nay, một số đoạn xung yếu qua địa bàn xã Quảng Phú, đã được UBND tỉnh đầu tư hệ thống kè ven sông Bồ trên chiều dài khoảng 1,5km. Tuy nhiên, ở những điểm chưa được đầu tư kè thì tiếp tục sạt lở, đặc biệt gần khu vực cầu Tứ Phú, đe dọa đến khu dân cư, hạ tầng giao thông, dịch vụ tại địa phương này.

Tương tự, khu vực sông Hương qua địa bàn Hương Hồ, Thủy Bằng (TP. Huế) cũng đã xuất hiện 2 điểm sạt, sụt lún mới ven sông trên chiều dài khoảng 200m, ảnh hưởng đến đất sản xuất và dân cư nơi này. Từ cuối năm 2020 đến nay, tình trạng sạt lở bờ sông Hương qua địa bàn thôn Lại Ân, Mậu Tài, xã Phú Mậu (Phú Vang) cũng đang diễn ra nghiêm trọng, nhất là sau các đợt bão, lũ lụt. Người dân đã kiến nghị chính quyền địa phương xây dựng kè khẩn cấp ở khu vực này.

Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thông tin, trước khi có bão lũ, căn cứ trên tình hình dự báo, đơn vị thường xuyên phát thông báo cảnh báo các điểm nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét trên địa bàn tỉnh - trong đó có sạt lở bờ sông, cho các địa phương chủ động phương án ứng phó và di dời dân trong trường hợp cần thiết.

Để đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão, đơn vị cũng đã yêu cầu các địa phương có biện pháp bố trí tiêu vè, rào chắn, biển báo tại các đoạn bị sạt lở nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông khi đi qua khu vực. Đồng thời, có kế hoạch di dời, sơ tán các hộ dân sinh sống ở ven sông, trong khu vực sạt lở khi có mưa bão đến.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh một số điểm bị sạt lở bờ sông, đe dọa khu dân cư, đất sản xuất nông nghiệp. UBND tỉnh đang chú trọng đầu tư các công trình nằm ở vùng trọng điểm, xung yếu nhằm về lâu dài, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Tại khu vực sông Bồ, hiện đang triển khai thi công hệ thống kè sông qua địa bàn xã Quảng Phú. Công trình kè có chiều gần 1km với tổng kinh phí xây dựng hơn 17 tỷ đồng, từ ngân sách Nhà nước (trong đó 15 tỷ đồng từ nguồn khắc phục hậu quả phòng, chống thiên tai) nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở và ổn định dân cư tại đây. Trước đó, kè chống sạt lở bờ sông Bồ đoạn qua thôn Hạ Lang của xã này cũng đã được triển khai thi công với tổng mức đầu tư hơn 8 tỷ đồng.

UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở NN&PTNT tiến hành kiểm tra thực địa và lập hồ sơ đề xuất dự án “Kè chống sạt lở các đoạn xung yếu thuộc hệ thống sông Hương”, trong đó có các đoạn kè chống sạt lở qua địa bàn thôn Lại Ân, Mậu Tài xã Phú Mậu với chiều dài khoảng hơn 2km. Dự án đã được HĐND tỉnh thông qua và hiện nay đang triển khai đầu tư giai đoạn 1 (thi công đoạn từ cầu Kim Long đến chùa Linh Mụ thuộc địa bàn TP. Huế); các đoạn còn lại đang tiến hành khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi để trình UBND tỉnh phê duyệt đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, toàn tỉnh có khoảng 25km bờ sông bị sạt lở, gồm bờ sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, cần xây dựng kè khẩn cấp với kinh phí trên 350 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã phê duyệt, triển khai một số dự án chống sạt lở bờ sông, như dự án kiên cố bờ sông Bồ, đoạn qua các xã Phong An, Phong Sơn (Phong Điền); các phường xã Hương Vân, Tứ Hạ, Hương Xuân, Hương Toàn (Hương Trà) và dự án chống sạt lở bờ sông Hương, đoạn qua phường xã Hương Hồ, Hương Thọ, Thủy Bằng (TP. Huế).

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

Ngày 16/12, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ngành, địa phương về việc điều tiết nước hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư

TIN MỚI

Return to top