ClockThứ Tư, 14/11/2018 22:20

Đề xuất phương án tận thu vật liệu nạo vét

TTH.VN - Chủ đầu tư Bến số 3- cảng Chân Mây (Phú Lộc)- Công ty TNHH Hào Hưng Huế đã có văn bản gửi các cơ quan hữu trách về việc xin phương án tận thu vật liệu nạo vét.

Dự án Bến số 3 cảng Chân Mây: Loay hoay tìm nơi đổ thảiDùng bùn nạo vét tôn tạo Bến số 3 - cảng Chân Mây

Bến số 3- cảng Chân Mây đang vướng mắc mặt bằng đổ thải làm chậm tiến độ dự án

Chiều 14/11, ông Thang Văn Hóa, Giám đốc Công ty TNHH Hào Hưng Huế cho biết, đã có văn bản gửi UBND tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh đề xuất các phương án tận thu vật liệu nạo vét.

Theo đó, sau khi tính toán, nhà đầu tư là Công ty TNHH Hào Hưng Huế đã đưa ra 3 phương án gồm: phương án 1, doanh nghiệp xin thăm dò các vị trí khu vực xung quanh bến số 3 như bến số 4, bến số 5 và các khu vực lân cận, nơi nào có cát sẽ bơm vào san lấp mặt bằng bến số 3. Doanh nghiệp cam kết sẽ đóng đầy đủ các loại phí, thuế để tận dụng vật liệu nạo vét; phương án 2, khối lượng nào vét còn lại sẽ bơm vào bến số 4, 5 bằng phương án làm kè xung quanh bến và sử dụng vải địa để chống tràn vật liệu nạo vét ra bên ngoài. Doanh nghiệp đang triển khai hồ sơ thiết kế phương án này; phương án 3, nếu hai phương án 1 và 2 thiếu khối lượng cát và thiếu nơi chứa vật liệu nạo vét, nhà đầu tư xin tận thu vật liệu tại khu vực KT1 và bơm vật liệu nạo vét vào lại KT1. Doanh nghiệp sẽ đóng đầy đủ các loại thuế, phí và cam kết làm đúng phương án thiết kế và hồ sơ bảo vệ môi trường.

Khối lượng nạo vét còn lại có thể sẽ bơm vào bến số 4, 5 bằng phương án làm kè xung quanh bến

Trước đó, như Báo Thừa Thiên Huế đã thông tin, khoảng 800.000m3 vật liệu nạo vét (bùn thải) còn lại (trên tổng số 1,2 triệu m3) được nạo vét từ dự án Bến số 3- cảng Chân Mây chưa tìm được nơi đổ thải dẫn đến tiến độ các hạng mục của dự án này đình trệ.

Đầu tháng 8/2018, để giải quyết vướng mắc, Công ty TNHH Hào Hưng Huế đã có văn bản gửi Bộ TN&MT, UBND tỉnh và Ban Quản lý Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh về việc xin nhận chìm khối lượng vật liệu nạo vét còn lại này ngoài biển, cách bờ khoảng 3km.

Sau đó, UBND tỉnh cũng đã có văn bản trả lời, không đồng ý phương án nhận chìm bùn thải xuống biển của doanh nghiệp này đưa ra và yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh nhanh chóng hoàn thành thủ tục bàn giao mặt bằng để doanh nghiệp có địa điểm đổ chất thải nạo vét.

Theo văn bản số 889/TCBHĐVN-KSBVB tháng 9/2018 của Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam phúc đáp về việc chủ đầu tư là Công ty TNHH Hào Hưng Huế đề xuất xin nhận chìm vật liệu nạo vét, Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam yêu cầu nghiên cứu sử dụng phương án tận dụng vật liệu nạo vét để san lấp chống xói lở bờ biển, tôn tạo bờ của bến hoặc đổ cho các bến kế bên nhằm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên. Trường hợp không thể thực hiện phương án trên, việc nhận chìm vật liệu nạo vét trên biển, chủ đầu tư phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tinh gọn bộ máy: Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua

Các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng phương án nhân sự, chế độ chính sách, trụ sở, tài chính, tài sản, trang thiết bị, con dấu và các điều kiện bảo đảm khác để thực hiện được ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Tinh gọn bộ máy Chuẩn bị kỹ phương án nhân sự, chế độ chính sách để thực hiện ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua
Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top