ClockThứ Sáu, 23/08/2024 06:14

Đôi bờ sông Hương được đầu tư đồng bộ

TTH - Xưa nay, nhiều quốc gia trên thế giới thường lựa chọn phát triển các đô thị dọc theo các con sông. Đơn cử như sông Thames chảy qua Thủ đô London của Anh, sông Seine nằm giữa Thủ đô Paris tráng lệ của Pháp. Và người Huế tự hào, hãnh diện khi đô thị Huế có sông Hương êm đềm chảy qua, nhất là gần đây đôi bờ được chú trọng đầu tư, chỉnh trang tạo thêm cảnh quan làm say lòng người.

Ngời sáng phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”Cách mạng Tháng 8 trên đất Cố đô Huế Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới

 Điểm ngắm sông Hương lý thú vào chiều hè

Em tôi xa Huế nhiều năm mới trở lại thăm quê đã thốt lên với sự ngỡ ngàng: “Đôi bờ sông Hương nay đẹp quá”. Thật ra, thời gian gần đây tôi đã nghe rất nhiều từ bạn bè, người thân khi đến Huế khen về đôi bờ sông Hương. Không phải họ khen để xã giao. Những người bản địa như tôi đều cảm nhận được Huế hôm nay đã đổi thay nhiều và tôi tự hào về đôi bờ sông Hương đã khoác lên mình diện mạo rất mới với sự đầu tư đồng bộ và xanh - sạch - sáng.

Có thể thấy, tạo những “không gian xanh - sáng” ở đôi bờ sông Hương là mục tiêu hướng đến của tỉnh, TP. Huế. Trong đó có việc hình thành hệ thống đường đi bộ, đèn chiếu sáng, các công viên có nhà vệ sinh công cộng, trạm nước uống miễn phí… để người dân và du khách tham quan, đi dạo, thư giãn, hóng gió mỗi sáng sớm hoặc chiều muộn.

Với tuyến đường đi bộ bờ nam, người dân và du khách có thể tham quan một số địa điểm hấp dẫn, như: Bến thuyền Tòa Khâm, cầu Trường Tiền, công viên Tứ Tượng, công viên Lý Tự Trọng, Trường THPT chuyên Quốc Học, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Học viện Âm nhạc Huế, Nhà hát Sông Hương…

Tuyến đường đi bộ bờ bắc, người dân cũng có thể vừa đi dạo, vừa tập luyện sức khỏe với các dụng cụ tập thể dục được trang bị ở các công viên. Nhiều bạn trẻ còn có thể tranh thủ hóng mát, check-in các điểm đến, như: Công viên Phú Xuân, di tích Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, công viên Thương Bạc, cầu Dã Viên…

Trước đây, khu vực bờ bắc thường hiếm người đi lại, khu vực công viên, bãi cỏ trở thành điểm tối buồn tẻ, có khi còn phát sinh tệ nạn. Từ khi được cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang, làm đẹp, khu vực bờ bắc sông Hương trở thành một trong những điểm vui chơi, rèn luyện sức khỏe cho người dân, du khách…

Nhờ thế, hai tuyến đi bộ ở đôi bờ sông Hương tạo ấn tượng tốt cho người dân và du khách. Hiện nay, toàn tuyến đang tiếp tục hoàn thiện thêm đoạn từ cầu Dã Viên lên khu vực phường Đúc (phía nam của sông Hương) để có “bộ áo mới” hoàn chỉnh và giữ được sự hài hòa vốn có khi nằm giữa những thảm cỏ xanh thường xuyên được chăm chút, cắt tỉa. Việc làm này đã góp phần xây dựng đô thị Huế thêm xanh, sạch, đẹp.

Trước đây du khách chỉ biết đến sông Hương qua những chuyến dạo chơi trên thuyền rồng và nghe ca Huế, hoặc đi xa hơn là từ trung tâm thành phố đến chùa Thiên Mụ. Song, nhờ việc đầu tư, chỉnh trang không gian đôi bờ sông đã giúp người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của sông Hương cũng như đôi bờ và các điểm du lịch. Hơn thế nữa, Huế cũng được cảm nhận được từ góc nhìn khác - nhẹ nhàng hơn, xanh mát và sâu lắng hơn.

Bài, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước

Ngày 16/12, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có thông báo gửi các sở, ngành, địa phương về việc điều tiết nước hồ Tả Trạch về hạ du sông Hương.

Hồ Tả Trạch tăng lưu lượng điều tiết nước
Đồng bộ giải pháp để thu ngân sách bền vững

Huy động nguồn lực, thúc đẩy doanh nghiệp (DN) phát triển, tận dụng các lợi thế khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ giúp Huế khai thác hiệu quả nguồn thu ngân sách, hướng đến giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách trung ương.

Đồng bộ giải pháp để thu ngân sách bền vững
Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

TIN MỚI

Return to top