ClockThứ Hai, 28/08/2017 11:55

Dự án bãi đỗ xe tại lăng vua Khải Định: Sẽ bố trí lực lượng giám sát khi thi công

TTH - Theo kế hoạch của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế, năm 2017 là thời điểm ưu tiên xây dựng bãi đỗ xe ở các điểm tham quan tập trung đông lượng khách tham quan, trong đó có lăng vua Khải Định. Điểm đỗ xe này rộng gần 5.000 m2, có thể phục vụ cùng lúc cho hơn 30 ô tô các cỡ, từ dưới 7 đến 45 chỗ.

Mặt bằng quy hoạch tổng thể khu vực bãi đỗ xe

Do hạn chế về nguồn đầu tư và liên quan đến nhiều thủ tục nên nhiều điểm tham quan quá tải bãi đỗ xe, lộn xộn, gây mất mỹ quan đô thị. Giảm áp lực bến bãi cho xe du lịch, trong năm 2017, tại các điểm lăng vua Tự Đức và lăng vua Khải Định được các chủ đầu tư khởi công xây dựng bãi đậu xe. Tuy nhiên, dự án xây dựng bãi đỗ xe du lịch lăng vua Tự Đức sau khởi công đã phải dừng lại để xử lý việc chủ đầu tư đã san ủi phần mộ một bà Cửu giai phi của vua Tự Đức trong khu vực thi công. Dự án bãi đỗ xe lăng vua Khải Định đang san ủi mặt bằng và cũng được dư luận rất quan tâm, nhất là vấn đề hài hòa với không gian văn hóa chung của di tích.

 Bãi đỗ xe điểm tham quan lăng vua Khải Định có quy mô thiết kế đủ khả năng phục vụ cùng lúc cho hơn 30 ô tô du lịch từ dưới 7 đến 45 chỗ và khoảng 30 xe máy, xe đạp. Bãi được xây dựng trong khu đất trống thuộc khu vực II khoanh vùng bảo vệ di tích lăng vua Khải Định. Hơn 1.300m2 đất (chiếm 30%) dự án được sử dụng cho cây xanh, thảm cỏ và trồng bổ sung hàng cây lớn bên đường, tạo màu xanh chủ đạo khi đứng trên lăng nhìn về bãi xe. Ranh giới bãi đỗ xe tiếp giáp với khe Châu Ê được xây dựng một kè đá hộc để chắn đất, nâng cao trình bãi đậu xe và bảo vệ dòng kênh Châu Ê, vị trí kè chắn đất cách mép nước trung bình của khe Châu Ê bình quân từ 7 đến 10m. Dự án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1442/QĐ-UBND ngày 28/7/2015, sau khi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có thỏa thuận thống nhất và các sở, ngành chức năng của tỉnh có ý kiến.

Theo Trung tâm BTDTCĐ Huế, các tư liệu và hình ảnh lịch sử cho thấy khu vực này vốn là bãi tập kết vật liệu và xây dựng lán trại công trường của lính, thợ, phu xây dựng lăng vua Khải Định (thời kỳ 1920-1931). Tại khu vực này vẫn còn một giếng cổ vốn được đào để cung cấp nước sinh hoạt cho lính, thợ ngày xưa. Trong dự án xây dựng bãi đỗ xe hiện nay, chủ đầu tư vẫn có nội dung bảo tồn và phát huy giá trị giếng cổ này.

Quan tâm đến công tác bảo tồn các công trình kiến trúc thuộc di sản văn hóa Huế, nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Đắc Xuân đã có những lo ngại khi dự án bãi đỗ xe tại lăng vua Khải Định được khởi công xây dựng. Ông Nguyễn Đắc Xuân nói: “Tôi rất ủng hộ chủ trương làm bãi đậu xe phục vụ khách du lịch đến tham quan di tích tại đây, nhưng nếu làm ở vị trí ruộng lúa phía bên kia đường là đẹp nhất. Với vị trí đang triển khai xây dựng bãi đậu xe hiện nay, theo tôi nên làm vườn hoa cây xanh để giữ không gian thoáng và tôn thêm vẻ đẹp cảnh quan cho di tích; đồng thời, đảm bảo yếu tố phong thủy cho lăng vua Khải Định”.

Trao đổi về ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, TS. Phan Thanh Hải cho biết: “Khu vực xây dựng bãi đỗ xe nằm ngoài khu vực tiền án của lăng vua Khải Định, là vị trí phù hợp để xây dựng bãi đỗ xe phục vụ khách tham quan và đảm bảo an toàn giao thông nhất trong khu vực. Việc xây dựng bãi đỗ xe tại đây cũng sẽ góp phần bồi đắp, nâng cao khu đất, giữ vững vị trí bên tả trước mặt lăng vua Khải Định”.

Công trường xây dựng Ứng Lăng (lăng Vua Khải Định) năm 1925. Ảnh: Tư liệu

Theo thiết kế được phê duyệt, sau khi bãi đỗ mới đi vào hoạt động, khu vực phía trước lăng hiện sử dụng làm bãi đỗ tạm trong nhiều năm qua sẽ được nghiên cứu bảo tồn tu bổ và phục hồi thích nghi. Đây cũng chính là tiền án của lăng vua Khải Định. Khu vực này sẽ kết nối với bãi đỗ xe bằng một chiếc cầu nhỏ, xây bằng gạch đá với kiểu dáng kiến trúc phù hợp để tạo điểm nghỉ ngơi thư giãn, ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm cho du khách. Trong quá trình xây dựng phương án thiết kế phục hồi tại khu vực này, Trung tâm BTDTCĐ Huế sẽ báo cáo xin ý kiến của các cơ quan quản lý chức năng liên quan và Hội đồng khoa học như các dự án khác đã thực hiện.

Thực tế, phần lớn các bãi đỗ xe đều được quy hoạch và xây dựng trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích nên các thủ tục cũng phải tuân thủ quy trình như đầu tư tu bổ các công trình di tích. Quy trình ấy càng nghiêm ngặt hơn khi dự án đó liên quan đến công trình di tích cấp quốc gia đặc biệt và di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. “Bãi đỗ xe mới nằm ngoài khu vực tiền án của lăng vua Khải Định. Trước khi lập dự án, trung tâm đã tham khảo ý kiến phong thủy và được biết đây là vị trí phù hợp để xây dựng bãi đỗ xe du lịch. Trong quá trình xây dựng, chúng tôi chỉ đạo đơn vị thi công và bố trí lực lượng giám sát thường xuyên theo dõi, hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi cho du khách và môi trường cảnh quan khu vực; đồng thời, đảm bảo sự tương quan hài hòa với cảnh quan môi trường, cảnh quan văn hóa khu vực và không tác động đến khe Châu Ê, cũng như các yếu tố phong thủy của khu lăng”, TS. Phan Thanh Hải khẳng định.

Theo quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố và vùng phụ cận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (phê duyệt năm 2007), toàn bộ các điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh đều có bố trí bãi đỗ xe. Việc đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe phục vụ khách tham quan tại Đại Nội, lăng vua Khải Định, lăng vua Minh Mạng, lăng vua Tự Đức, lăng vua Thiệu Trị, điện Huệ Nam, Văn Thánh - Võ Thánh… đều được đưa vào quy hoạch và kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Ngoài hai bãi đỗ xe du lịch tại lăng vua Tự Đức và lăng vua Đồng Khánh đã được UBND tỉnh cho phép, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư phát triển Chuỗi Giá Trị xây dựng, còn ở các điểm di tích khác thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, sẽ do Trung tâm BTDTCĐ Huế chịu trách nhiệm đầu tư.

ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top