ClockThứ Sáu, 21/04/2023 12:06

Giảm ngập lụt cho đường Nguyễn Hữu Cảnh

TTH - Đường Nguyễn Hữu Cảnh (khu vực xóm Gióng) thuộc phường An Tây (TP. Huế) nằm lọt thỏm giữa “con đê” chắn nước là đường ray tàu và chưa có hệ thống thoát nước dẫn đến ngập lụt thường xuyên diễn ra. Ngành chức năng đang triển khai lấy ý kiến của các đơn vị về phương án thoát nước nhằm đầu tư hạ tầng và nạo vét hói hiện trạng giảm tình trạng ngập lụt ở khu vực này.

Ngày 9/10, học sinh ở các trường thuộc vùng hạ lưu, ngập lụt tiếp tục nghỉ họcChuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương: Rút ngắn thời gian thoát lũ

leftcenterrightdel
Đường Nguyễn Hữu Cảnh bị chắn bởi đường tàu, chưa có hệ thống thoát nước nên bị ngập vào mùa mưa lũ 

“Xóm lụt” giữa lòng thành phố

Hiếm có một khu vực nào thuộc thành phố mà lụt cao đến hơn 2m như đường Nguyễn Hữu Cảnh, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân trong khu vực. Đặc biệt tình trạng ngập lụt nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây, do hiện trạng bồi lắng của kênh hói và mật độ xây dựng ngày một lớn hơn.

Đường Nguyễn Hữu Cảnh bắt đầu từ đường An Dương Vương và kết thúc ở nút giao đường Võ Văn Kiệt. Trừ 2 điểm tiếp nối với 2 tuyến đường này, khu vực Nguyễn Hữu Cảnh gần như nằm lọt thỏm giữa “thung lũng”, với một bên có đường ray tàu chắn cao. Đường được đầu tư vào năm 2002, hiện trạng bề ngang khoảng 4 - 5m, đến nay mặt nền xuống cấp nhiều điểm và chưa có hệ thống thoát nước. Ghi nhận của PV, ngay ở khu vực 1 - vùng trọng điểm lụt ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, tuyến kênh hói hiện trạng bị bồi lắng khiến dòng chảy bị bó hẹp. Xung quanh người dân xây nhà chen kín, rều rác ứ đọng.

Vào mùa mưa lũ, nước từ cầu Phi Yến đổ về không có lối thoát, dồn ứ trong khu dân cư, cô lập khu vực này với bên ngoài. Trong khi đó, tại Cống Bạc dưới hệ thống thoát nước vẫn chảy ra sông Lợi Nông. Nguyên nhân tình trạng này do đoạn từ cầu Phi Yến đến Cống Bạc dưới vẫn còn tắc nghẽn, dẫn đến nước không thoát được ra sông. Tình trạng xây dựng nhà cửa cũng làm hẹp dòng chảy ở hạ lưu.

Bà Nguyễn Thị Mai, một hộ dân sống gần khu vực 1, phường An Tây cho biết, sống ở đây nhiều năm nhưng chưa thấy năm nào lũ lớn như năm 2020 và 2022, nước cao gần tới mái quán. Gia đình chất đồ đạc lên cao, nhưng lũ vượt hơn 2m nên bị hư hỏng cả. Theo người dân ở đây cho biết, lụt ở đường Nguyễn Hữu Cảnh có đặc điểm là ngập sâu, nước lên rất nhanh, “bức” và rút chậm. Do đặc điểm địa hình cùng với việc chưa có hệ thống thoát nước nên ngập lụt ngày một nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng người dân.

Đồng bộ giải pháp

Theo Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh, dự án (DA) đầu tư nâng cấp tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh (khu vực xóm Gióng) thuộc DA Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Đại học Huế. DA này thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, do Ban QLDA làm chủ đầu tư. Hiện nay DA Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Đại học Huế đang triển khai thi công. Sau khi hoàn thành đầu tư hệ thống thoát nước đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ giải quyết tình trạng ngập úng trong khu vực.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo UBND TP. Huế về việc tìm giải pháp chống ngập úng khu vực 1 (xóm Gióng), phường An Tây. Hiện nay, Phòng Quản lý đô thị (QLĐT) đang phối hợp với các cơ quan chức năng để triển khai lấy ý kiến các đơn vị về phương án thoát nước.

Theo đó, UBND TP. Huế giao Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng khu vực TP. Huế triển khai thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng khẩu độ cống tại vị trí băng đường 24m và vị trí băng đường Nguyễn Khoa Diệu Hồng phù hợp với tiết diện của kênh hiện hữu theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.

Đồng thời, giao Phòng QLĐT phối hợp Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh cùng các đơn vị có liên quan có phương án đầu tư đường Nguyễn Hữu Cảnh kết hợp cống thoát nước theo DA Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Đại học Huế. Lập phương án nạo vét hói hiện trạng và nghiên cứu phương án mở rộng tại kiệt 2, đường Dương Thiệu Tước.

Phòng QLĐT TP. Huế chủ trì, phối hợp cùng các phòng ban chuyên môn của thị xã Hương Thủy và các đơn vị có liên quan nghiên cứu phương án đầu tư hệ thống thoát nước kết nối Cống Bạc trên với Cống Bạc dưới, tham mưu UBND thành phố để báo cáo UBND tỉnh nhằm chọn giải pháp đầu tư phù hợp, hiệu quả trong thời gian tới.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
4
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Giảm thiểu ùn tắc giao thông trước cổng trường

TP. Huế có địa bàn rộng, số lượng học sinh đông nên vấn đề đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị (ATGT - TTĐT) trước cổng trường luôn được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thành phố cũng như các địa phương, ban ngành, trường học chú trọng và triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc, kẹt xe vào các khung giờ đưa - đón học sinh đến trường.

Giảm thiểu ùn tắc giao thông trước cổng trường
Hương Vân giảm nghèo

Với nhiều giải pháp thiết thực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, phường Hương Vân trở thành đơn vị dẫn đầu của thị xã Hương Trà về công tác giảm nghèo.

Hương Vân giảm nghèo

TIN MỚI

Return to top