ClockThứ Hai, 07/11/2022 06:30

Giao thông xanh - không chỉ là xe điện

Thúc đẩy phương tiện giao thông bằng điện“Giao thông điện góp phần thúc đẩy phát triển thành phố Huế xanh”Phát triển cộng đồng ven biển thông minh và giao thông xanh

Xe đạp là gợi ý hay cho đô thị Huế

Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh vừa phối hợp với UBND TP. Huế, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức hội thảo “Giao thông điện góp phần thúc đẩy phát triển thành phố Huế xanh”.

Sở dĩ xe điện được xem là giải pháp giao thông quan trọng bởi nó phù hợp với nhiều vùng miền, địa hình và các lứa tuổi, giới tính. Ai cũng có thể sở hữu và sử dụng xe điện, bao gồm cả xe máy, xe đạp và ô tô, xe buýt, tàu điện… Thế nên, nhiều nước trên thế giới đã chọn phương tiện xe điện để thay thế các loại phương tiện sử dụng xăng, dầu gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường.

Hiện, ở hầu hết các tỉnh thành, người dân đã dần hình thành thói quen sử dụng các loại xe điện. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là xe máy và xe đạp. Một số hãng ô tô trong và ngoài nước nắm bắt xu hướng này đã tung ra thị trường các dòng xe điện hoặc tích hợp vừa chạy bằng điện, vừa chạy bằng xăng. Tuy vậy, sự lựa chọn của người dân ở loại phương tiện tích hợp này vẫn chưa nhiều.

Với phương tiện công cộng, có dịp đi một số nơi, nhất là các điểm du lịch, như ở Quảng Bình, Cần Thơ, Hội An… chúng tôi thấy, đường phố có rất nhiều xe điện chở khách. Cái hay của loại phương tiện này là thoáng mát, dễ dàng ngắm thành phố và còn rất phù hợp với những người “say xe”. Giá cả cũng khá phù hợp. Một vòng quanh thành phố trên dưới 300 ngàn đồng... Thế nên, xe điện được rất nhiều du khách lựa chọn. Tiếc là Huế hiện chưa có dịch vụ này. Trước đây, có doanh nghiệp đã triển khai nhưng vì nhiều lý do khác nhau đã ngừng cung cấp dịch vụ. Nếu xét trên phương diện hạ tầng giao thông, các điểm di tích khá gần nhau và thuận lợi trong di chuyển, khách du lịch đến quanh năm… là những điều kiện cần và đủ để phát triển dịch vụ xe điện nội thành Huế.

Ngoài xe điện, để giảm tải ô nhiễm môi trường cho thành phố, đã có rất nhiều ý kiến, đề xuất phát triển các phương tiện khác, như xe đạp, đi bộ… Huế cũng đã triển khai “Thành phố xe đạp”, xe đạp chia sẻ công cộng… là những nỗ lực khác mà chính quyền, các tổ chức, người dân đã triển khai, hưởng ứng và đồng hành để dần hướng tới giao thông xanh. Đã có thời gian, cứ mỗi sáng sớm ra đường là gặp từng đoàn xe đạp thể thao nói cười rôm rả; cũng đã có công chức đến cơ quan bằng xe đạp… hay thường nhật hơn là hình ảnh nữ sinh, học sinh đến trường bằng xe đạp đã phần nào tạo nét đặc trưng riêng cho Huế. Tất nhiên những hình ảnh đó bây giờ vẫn còn và sau này vẫn thế, nhưng có điều chắc chắn là sau mỗi cuộc phát động, mỗi cuộc thi dường như sự hưởng ứng của người dân cũng bớt nhiệt tình.

Còn nhớ cách nay chừng 15 năm, tại hội nghị các thị trưởng nói tiếng Pháp được tổ chức tại Huế, khi đề cập đến giao thông tại TP. Huế, nhiều đại biểu, chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới đã thấy Huế có lợi thế về phạm vi, đô thị không quá rộng lớn, đường sá nhiều cây xanh, mặt đường đa số nhỏ hẹp nên gợi ý xe đạp là phương tiện tối ưu nhất cho mục tiêu giao thông xanh, phát triển xanh. Tôi nghĩ gợi ý đó vẫn luôn giá trị với một đô thị đặc thù như Huế. Bởi xét về mức độ ô nhiễm, áp lực chỗ đậu đỗ ô tô, chi phí nguyên liệu cho các phương tiện sử dụng xăng, dầu, thì xe đạp và đi bộ là những lựa chọn tối ưu đối với giao thông đô thị Huế.

Bài, ảnh: TÂM HUỆ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác triển khai dự án giao thông xanh trong khu vực di tích

Với mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng Giao thông Xanh thân thiện môi trường theo định hướng phát triển tổng thể kinh tế tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, ngày 14/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Công ty TNHH Gbike Hàn Quốc ký kết hợp tác triển khai dự án giao thông xanh trong khu vực di tích nhằm khai thác và phát huy giá trị di tích Huế.

Hợp tác triển khai dự án giao thông xanh trong khu vực di tích
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Bàn giao, đưa vào vận hành 20 xe đạp điện GCOO tại lăng Gia Long

Ngày 15/4, Công ty TNHH Gbike (Viet PM) phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện Lễ bàn giao và đưa vào vận hành 20 xe đạp điện GCOO tại Lăng Gia Long. Đồng thời, chuyển giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ phụ trợ như ứng dụng công nghệ chia sẻ xe đạp GCOO, sạc điện và bảo trì xe đạp điện.

Bàn giao, đưa vào vận hành 20 xe đạp điện GCOO tại lăng Gia Long

TIN MỚI

Cách mua hàng taobao chất lượngCách mua hàng xianyu uy tín
Return to top