ClockThứ Tư, 28/04/2021 14:40

Không xem thường tính mạng

TTH - Theo đánh giá của ngành chức năng và một số địa phương tại hội nghị sơ kết trực tuyến toàn quốc về trật tự an toàn giao thông quý 1/2021 mới đây, gần 14 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện...đã góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ người tử vong, bị thương do chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn giao thông. Từ đó góp phần giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội do tai nạn giao thông gây ra.

Tai nạn liên hoàn giữa 3 xe ô tô, nhiều hành khách may mắn thoát nạnTruy tìm người đàn ông va chạm giao thông, bỏ trốn tại hiện trường

Một điểm bán mũ bảo hiểm giá rẻ trên vỉa hè ở TP. Huế

Đến nay đã gần 14 năm kể khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết 32 quy định người đi mô tô, xe máy trên tất cả các tuyến đường đều bắt buộc phải đội MBH. Dạo ấy, chuyện đội MBH được người dân bàn tán xôn xao, có ý kiến cho rằng tốn kém không cần thiết; đi đâu cũng lè kè MBH bên người; các cơ quan phải có chỗ để MBH...

Câu chuyện này có những lúc tưởng như không thể thực hiện thành công chính sách trên. Thế nhưng đến nay, việc đội MBH đã đi vào nề nếp, nhất là lợi ích thực sự của nó khi tham gia giao thông.

Mặt khác, quy định bắt buộc đội MBH còn giúp hình thành một thói quen văn hóa giao thông được đa số người dân đồng tình, tự giác thực hiện.

Một bác sĩ công tác tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế thời điểm Nghị định 32 của Chính phủ ra đời chia sẻ, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành, mọi người đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc đội MBH khi tham gia giao thông cũng là bảo vệ tính mạng của chính mình. Hậu quả của chấn thương sọ não rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong hoặc nếu nạn nhân được cứu sống cũng để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lao động, học tập lâu dài về sau, nhất là đối với thanh, thiếu niên, trẻ em.

Đáng nói, bên cạnh kết quả đạt được, hiện nay, việc thực hiện quy định bắt buộc đội MBH khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện vẫn có những tồn tại, hạn chế nhất định. Một số nơi, một số thời điểm, người dân thực hiện chưa tốt, nhất là tại các tuyến đường giao thông nông thôn hoặc các tuyến đường đô thị vào dịp lễ, tết. Tình trạng học sinh đi xe máy điện, xe đạp điện không đội MBH không khó bắt gặp trên các tuyến đường.

Điều đáng lo ngại hơn, hiện nay trên các hè phố xuất hiện nhiều gian hàng bán MBH giá rẻ. Mẫu mã phong phú, màu sắc đẹp giá chỉ từ 50-60 đồng/chiếc, thậm chí có chiếc chỉ 30-40 nghìn đồng, bằng 1/4 giá MBH có tem kiểm định của cơ quan chức năng. Với mức giá ấy, hẳn một điều rằng, MBH đó không đạt chuẩn, kém chất lượng nhưng rất nhiều người mua. Điều này đồng nghĩa với việc không ít người vẫn xem việc đội MBH khi tham gia giao thông để đối phó lực lượng chức năng, chưa ý thức cần phải đội MBH đạt chuẩn để bảo vệ mình nếu không may gặp tai nạn giao thông.

Chính ý thức chấp hành các quy định pháp luật chưa cao dẫn đến chủ quan, dễ dãi trong lựa chọn MBH theo xu hướng chỉ quan tâm giá rẻ chứ không quan trọng chất lượng có đạt chuẩn theo quy định, có đảm bảo an toàn hay không. Việc này tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh MBH giả, kém chất lượng còn “đất” sống khi “cung” vẫn gặp “cầu”.

Để nâng cao hiệu quả quy định bắt buộc đội MBH đối với xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện khi tham gia giao thông, ngoài sự tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm của ngành chức năng đối với các vi phạm không đội MBH hoặc đội MBH không đạt chuẩn, thì ngành Quản lý thị trường cũng cần tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở, điểm sản xuất, kinh doanh MBH giả, nhái kém chất lượng.

Việc kiểm tra, xử lý cần thường xuyên, liên tục, chứ không chỉ thực hiện theo chiến dịch để rồi "đá ném ao bèo".

Quan trọng hơn nữa vẫn là tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông.

Nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu để mọi người dân hiểu tác hại của việc không đội MBH và đội MBH giả, kém chất lượng khi tham gia giao thông. Không nên ham mua MBH giá rẻ mà phải trả giá đắt bằng sức khỏe, thậm chí xem thường tính mạng của chính mình.

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top