ClockThứ Tư, 08/03/2023 15:52

Kỳ vọng không còn "nghẽn" về giải phóng mặt bằng

TTH - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang lấy ý kiến rộng rãi trong cộng đồng xã hội. Trong đó, vấn đề được quan tâm, góp ý sửa đổi nhiều nhất là quy định về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC). Làm được điều này công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) triển khai các dự án (DA) sẽ nhanh và đúng tiến độ.

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểmKhông để giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến tiến độ các dự ánHương Thủy: Người dân tự nguyện tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng

leftcenterrightdel

Nhiều nhà thầu hiện nay vẫn lo công tác GPMB chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án

Còn những bất cập, hạn chế

Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước có quyền thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vì lợi ích quốc gia, công cộng. Khi thu hồi đất, Nhà nước thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TĐC cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ở Thừa Thiên Huế, mỗi năm có từ vài chục đến hàng trăm DA lớn, nhỏ có thu hồi đất. Quá trình thực hiện GPMB để bàn giao đất cho đơn vị thi công, địa phương tuân thủ theo quy trình, quy định của pháp luật, song không phải lúc nào cũng thuận lợi.

Làm tốt công tác GPMB các DA từ nhiều năm qua, các cấp ngành, chính quyền địa phương đã quan tâm để công tác này nhanh gọn và đúng tiến độ cho các DA, nhất DA lớn, cần thực hiện nhanh. Thế nhưng với tính chất quan trọng như thế, không ít DA thuộc tầm quốc gia, tỉnh thường xuyên gặp "nghẽn" ở khâu bồi thường, GPMB, như cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đường ven biển và cầu Thuận An; đường Phú Mỹ - Thuận An; đường Phong Điền - Điền Lộc... làm chậm tiến độ DA  theo kế hoạch đề ra.

Nguyên nhân là một số quy định chưa phù hợp với thực tế, nhất là về giá đền bù đất. Việc xác định giá đất, định giá nhưng chưa phê duyệt phương án bồi thường hoặc phê duyệt rồi nhưng chưa chi tiền, quá 6 tháng phải làm lại quy trình tốn thời gian, kinh phí. Có những sai sót trong công tác đo đếm, định giá, sau đó thanh tra, kiểm toán, giải trình ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ làm công tác bồi thường dẫn đến không dám làm, không dám quyết...

Đơn cử, như DA đường Phong Điền - Điền Lộc dài hơn 16km, với tổng kinh phí hơn 671 tỷ đồng, do Ban Quản lý DA Đầu tư xây dựng công trình giao thông làm chủ đầu tư là ví dụ. Rất nhiều điểm "nghẽn" về GPMB của DA này nhưng đáng kể nhất việc thu hồi đất, TĐC đất ở 41 hộ dân ở thị trấn Phong Điền và xã Phong Hiền (Phong Điền) tại đoạn tuyến Km0+00-Km1+500 và cầu vượt đường sắt tại khu vực thị trấn Phong Điền triển khai từ nhiều năm nay vẫn chưa hoàn thiện. Nguyên nhân nhiều người dân bị ảnh hưởng, TĐC chưa hài lòng với đơn giá trong chi trả bồi thường, hỗ trợ buộc ban, ngành địa phương liên quan phải mất nhiều thời gian tính toán đo vẽ, kiểm đếm, cũng như "vận động" hợp lý.

Chia sẻ về vấn đề này, lãnh đạo Sở TN-MT cho rằng, bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi thu hồi đất lâu nay đang làm theo quy trình ngược. Theo quy định, người dân phải được bố trí chỗ TĐC trước khi bàn giao mặt bằng nhưng rất ít DA, địa phương làm được việc này. Công tác xác định nguồn gốc, ranh giới mốc, lập bản đồ thu hồi đất, xác định giá trị của từng khu đất để lập phương án bồi thường mất nhiều thời gian.

Mới đây lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất Phong Điền - đơn vị thường được giao trách nhiệm GPMB các DA xây dựng địa phương chia sẻ, bồi thường, GPMB gặp nhiều khó khăn, nhất là trường hợp đất chia, bán cho nhiều người. Cùng một DA nhưng giá đền bù có sự chênh lệch, tạo tâm lý so bì cho người dân, gây khó khăn trong thu hồi đất. Giá đất cụ thể do UBND tỉnh ban hành tại thời điểm thu hồi đất nhưng thời hiệu chưa được đề cập.

Xung quanh câu chuyện trên, hiện nay không riêng ở Thừa Thiên Huế, các tỉnh, thành phố khác cũng gặp nhiều khó khăn trong GPMB. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các DA, kết quả giải ngân vốn đầu tư công.

"Chìa khóa" tạo động lực phát triển

Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương đang tổ chức lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Trong số 9 nội dung trọng tâm, nội dung thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC được đông đảo người dân quan tâm.

Anh Lê Văn Hai (thôn Dưỡng Mong, Phú Mỹ, Phú Vang) cho rằng, anh rất quan tâm đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC bởi vừa qua gia đình anh không mấy vui khi đất đai nhà cửa bị thu hồi đất làm DA đường Phú Mỹ - Thuận An. Anh Hai mong muốn dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần quan tâm đến chính sách đền bù thỏa đáng, trong đó TĐC phải được thực hiện trên tinh thần nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ; làm sao để hạn chế quy hoạch "treo", DA "treo" ảnh hưởng cuộc sống của người dân.

Nhiều lần khảo sát, kiểm tra các DA xây dựng trên địa bàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương luôn nhắc nhở, GPMB bàn giao đất cho chủ đầu tư đúng tiến độ sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ DA. Khi DA hoàn thành đưa vào khai thác tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Khi thực hiện thu hồi đất phải đảm bảo quyền lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật; quan tâm giải quyết các khiếu nại liên quan đến đất đai, GPMB.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang quy hoạch triển khai hàng trăm DA lớn, nhỏ trên các lĩnh vực, trong đó nhiều DA phải thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Khâu GPMB thực hiện nhanh sẽ giúp cho giải ngân vốn đầu tư công thuận lợi.

Nhiều ý kiến thừa nhận, muốn gỡ điểm "nghẽn" trong bồi thường GPMB thì cách tính giá đất, điều chỉnh giá đất trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất. Việc xác định giá đất cũng như đền bù, GPMB; nên xây dựng bảng giá đất phản ánh đúng giá trị thị trường đất đai.

Bài, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao
Cử tri kỳ vọng về những quyết sách “lịch sử”

Chưa bao giờ một kỳ họp Quốc hội được cử tri, Nhân dân Thừa Thiên Huế mong chờ đến thế. Cũng đúng thôi khi trong chương trình nghị sự tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (Kỳ họp), Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ được Quốc hội xem xét, thảo luận.

Cử tri kỳ vọng về những quyết sách “lịch sử”

TIN MỚI

Return to top