ClockThứ Ba, 14/02/2012 12:28

Lập nghiệp từ mô hình nuôi ếch thương phẩm

TTH -  Trở về từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới, anh Trần Duy Minh (34 tuổi) ở thôn Thanh Thuỷ Chánh, xã Thuỷ Thanh (thị xã Hương Thuỷ) quyết tâm làm giàu trên quê hương với mô hình nuôi ếch thương phẩm.

Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, năm 2004 anh Minh lên huyện vùng cao A Lưới lập nghiệp và làm cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện. Đến năm 2008, vì lý do gia đình nên anh trở về quê hương sinh sống. Với suy nghĩ “đã là cán bộ thì phải làm kinh tế để mọi người noi theo”, năm 2010 anh Minh bắt đầu tìm tòi về kỹ thuật nuôi ếch. Được Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh hỗ trợ 3.000 con giống và kỹ thuật nuôi, anh Minh đầu tư vào mô hình nuôi ếch thương phẩm. Anh cho hay, bước đầu anh cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi ếch hấp thụ qua da mà nuôi tại ao nhà nên gặp khó khăn về nguồn nước. Bằng quyết tâm và ý chí vượt khó, mô hình của anh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Anh Minh đang vệ sinh lồng nuôi ếch

Mô hình chăn nuôi của anh Minh là sự kết hợp giữa nuôi ếch và thả cá với diện tích 30m2, được chia thành 4 lồng. Mỗi năm nuôi hai vụ ếch, sau khi thu hoạch ếch thì tiếp tục thả cá. Anh Minh cho biết: “ Ếch thịt nuôi từ 3 tháng rưỡi đến 4 tháng có thể xuất bán, mỗi ngày cho ăn từ 4 đến 6 bữa tuỳ theo độ tuổi. Giá của mỗi kg ếch thịt giao động từ 45-50 nghìn đồng. Trừ chi phí, anh có lãi mỗi vụ ếch 20 triệu đồng và mỗi vụ cá khoảng 10 triệu đồng”.

 

Theo anh Minh, nuôi ếch cần phải có công chăm sóc tỉ mỉ. Ngoài thức ăn được xem là quan trọng, thì việc vệ sinh nguồn nước hàng ngày cũng được quan tâm, nếu nguồn nước không đảm bảo sẽ dễ gây bệnh cho ếch. Đối với ếch thịt thì phải nuôi đủ tháng mới có thể xuất bán nếu không chất lượng thịt sẽ không cao. Sau thu hoạch, ếch được phân phối về các chợ ở địa phương và nhà hàng ở thành phố Huế. “Không như những mô hình chăn nuôi khác là phải mua con giống với giá cao, giống ếch nòng nọc mua với giá từ 200-300 đồng/con. Sau một tháng thả nuôi, nòng nọc sẽ trở thành ếch con. Phương thức này mang lại hiệu quả cao hơn cho người nuôi”- anh Minh chia sẻ.

 

Với những kiến thức học hỏi của cán bộ Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư và những kiến thức tích lũy được từ đọc sách báo, Trần Duy Minh áp dụng thành công vào thực tế và luôn sẵn sàng giúp đỡ cho những thanh niên trong xã làm kinh tế. Theo anh Minh, ở quê có rất nhiều điều kiện thuận lợi để làm kinh tế. Sắp tới anh sẽ mở rộng quy mô, kết hợp giữa nuôi ếch và chăn thả gà đồng. Minh cũng sẽ chủ động sản xuất ếch giống bằng nòng nọc để bán cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn.

 

Bài, ảnh: Xuân Thọ

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thi công kè biển “vượt” mưa bão

Thời gian thi công ngắn, lại cận kề mùa mưa bão nên các đơn vị thi công tuyến kè biển Phú Thuận (Phú Vang) đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 2024.

Thi công kè biển “vượt” mưa bão
Đảm bảo an toàn hồ đập mùa mưa lũ

Một số thủy điện sụt lún bề mặt mái đập, thấm thân đập, taluy dương đường vận hành đập bị sạt trượt, nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão. Sở Công thương yêu cầu chủ đầu tư các công trình thủy điện phối hợp với đơn vị tư vấn kiểm tra, quan trắc, đánh giá để sớm xử lý, đảm bảo an toàn đập.

Đảm bảo an toàn hồ đập mùa mưa lũ
Return to top