ClockThứ Sáu, 02/08/2019 09:53

Mất an toàn giao thông do đường tránh Huế xuống cấp

TTH.VN - Quốc lộ 1 đoạn phía Tây TP.Huế (đường tránh Huế) hiện đã xuống cấp nhiều điểm gây mất an toàn giao thông trên tuyến.

Đường tránh Huế xuất hiện nhiều điểm xuống cấpKhắc phục đường phía tây TP. Huế xuống cấpĐảm bảo giao thông thông suốt trong quá trình khắc phục sạt trượt đường tránh HuếKhắc phục sạt trượt đường tránh Huế giai đoạn IIKhắc phục sạt trượt trên Quốc lộ 1A - đường tránh Huế trong 15 ngày

Mặt đường tránh Huế, đoạn Hương Hồ bị "chẻ" trên mặt đường

Đường tránh Huế dài hơn 35km, bắt đầu từ điểm đầu phường Tứ Hạ (TX. Hương Trà) và kết thúc tại phường Phú Bài (TX. Hương Thủy). Hàng ngày, tuyến đường này “gánh” một lượng lớn phương tiện không chỉ xe lưu thông Bắc - Nam mà còn xe tải lớn nhỏ từ các mỏ đất, đá qua địa bàn Hương Trà và Hương Thủy.

Tại Km1 bắt đầu từ phường Tứ Hạ, mặt đường tránh “tạm ổn”; từ Km2 đến Km6, qua địa bàn phường Hương Xuân mặt đường ở đây hằn lún vệt bánh xe thấy rõ, kéo dài cả km. Đặc biệt, điểm hư hỏng thường xuất hiện chủ yếu ở phía trong vạch sơn phân chia làn giữa làn xe cơ giới và làn thô sơ với các đặc điểm mặt đường bị nứt gãy, nổi “sóng trâu” và “trôi” nhựa bê tông khiến đường kẻ vạch sơn ngoằn ngoèo. Các điểm hư hỏng này kéo dài liên tục cho đến múi các cầu. Một số cầu trên tuyến cũng xuất hiện hư hỏng ở các khe co giãn.

Nhiều đoạn còn vạch sơn, nhưng mặt đường bị hằn lún

Anh Vi Đại Hành, một tài xế xe khách đường dài, cho biết: “Gần đây, do nắng nóng nên lớp nhựa bê tông tuyến đường tránh Huế bị hằn lún rất nhanh. Cộng thêm xe tải trọng lớn lưu thông làm cho tình trạng này xuống cấp nhanh hơn. Các xe mô tô di chuyển khi chuyển làn sẽ rất nguy hiểm, dễ trượt ngã”.

Khảo sát từ Km1 đến Km 6 trên tuyến đường tránh Huế cho thấy, điểm hư hỏng nhiều nhất là mặt đường hằn lún vệt bánh xe, có nơi kéo dài từ 0,2-1km. Di chuyển trên tuyến đường này đến địa bàn các xã thuộc TX. Hương Thủy tình trạng hư hỏng ngày một nặng hơn. Đặc biệt, đoạn gần các điểm mỏ khoáng sản có nhiều phương tiện xe tải hạng nặng lưu thông. Trên mặt đường nham nhở các vật liệu rơi vãi, đá bắn khi vương tiện lưu thông với tốc độ cao là niềm kinh hãi với các tài xế.

“Nếu chạy ngược chiều, đá dăm rơi vãi trên đường bắn vào xe đối diện thì rất dễ vỡ kính. Nhiều phương tiện gặp nguy hiểm vì tình trạng rơi vãi vật liệu từ các mỏ đất, đá ra mặt đường”, anh Đặng Văn Đức, một tài xế lo lắng.

Đoạn đường tránh Huế càng về gần khu vực cầu Tuần càng hư hỏng thêm do mặt đường ở đây đã xuống cấp từ lâu bởi các vết hằn lún, nổi “sóng trâu” và vạch sơn kẻ đường giữa các làn bị nhạt hoặc “biến mất”. Phương tiện lưu thông đoạn này rất nguy hiểm, nhất là vào ban đêm do thiếu ánh sáng, vạch kẻ đường không phát huy tác dụng.

Ở chiều ngược lại, tình trạng xuống cấp của mặt đường tránh Huế cũng tương tự. Thỉnh thoảng, các công nhân của đơn vị quản lý đường bộ tiến hành quét, gom đá ở các khu vực rìa đường. Công việc này được tiến hành thường xuyên do các phương tiến lưu thông từ các mỏ rơi vãi một khối lượng lớn đất đá ven đường.

Chi cục Quản lý đường bộ II.6 (Cục Quản lý đường bộ 2, Bộ GTVT) cho biết, từ cuối năm 2018, qua công tác rà soát trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn đường phía Tây TP. Huế hiện nay xuất hiện nhiều điểm hằn lún, hư hỏng, mờ vạch sơn kẻ đường, gây mất an toàn giao thông, chi cục đã phối hợp cùng với đơn vị bảo trì duy tu sửa chữa như vá ổ gà; các vết trồi lún cào bóc tái chế lại cho bằng phẳng nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Từ đầu năm 2019 đến nay, do thời tiết nắng nóng, nhiều điểm trên toàn tuyến hơn 35km đường tránh Huế tiếp tục bị hư hỏng nặng.

Ngày 1/8, ông Ngô Văn Đoán, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ II.6 thông tin, trước tình trạng hư hỏng trên, Cục Quản lý đường bộ 2 đã có quyết định phân bổ nguồn vốn duy tu bảo dưỡng thường xuyên gần 5 tỷ đồng để thi công sửa chữa, khắc phục tuyến đường tránh Huế. Dự án được triển khai trong vòng 2 tháng (từ 29/7 - 28/9) do Cục Quản lý đường bộ 2 làm chủ đầu tư. “Hiện tại, chi cục đã bàn giao mặt bằng và bắt đầu triển khai biện pháp đảm bảo an toàn giao thông để thi công trên tuyến. Giải pháp thi công là sẽ cào bóc, thảm lại các điểm hằn lùn, ùn ứ bê tông và tiến hành sơn kẻ vạch lại đường trên tuyến”.

Vết hằn lún kéo dài cả km, vạch sơn đường bên cạnh bị "biến mất"

Tuyến đường tránh Huế được khởi công năm 2001 với tổng vốn đầu tư hơn 385 tỷ đồng, dài hơn 35km. Đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, với chiều rộng nền đường 12m, mặt đường 11m. Năm 2003, tuyến đường hoàn thành đưa vào sử dụng. Sau đó, đường này nhanh chóng xuống cấp. Tháng 7/2012, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, BQLDA 6 của Bộ GTVT và các nhà thầu đã tổ chức khởi công gói thầu đầu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp đường phía Tây TP. Huế với tổng mức đầu tư 482 tỷ đồng. Đầu năm 2014, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

Đường tránh Huế xuống cấp nhiều điểm

Bài, ảnh, clip: Hà Nguyên

 

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trường THPT Phú Bài đoạt 2 giải Nhất cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu pháp luật

Chiều 8/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức tổng kết các cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến: “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia” và “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá” trong học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Trường THPT Phú Bài đoạt 2 giải Nhất cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu pháp luật
Đua với sóng dữ

Dẫu biết đó là cuộc đua không dễ để cân sức, nhưng các lực lượng ứng phó với tình huống khẩn cấp chống sạt lở bờ biển do ảnh hưởng của cơn bão số 6 (TRAMI) vừa qua đã đua với thời gian, với những con sóng dữ bằng quyết tâm cao nhất giữ cho được bờ biển.

Đua với sóng dữ
Đừng để "cái khó bó cái khôn"

Ở Huế có khá nhiều cây cầu được xây dựng từ khá lâu, đang xuống cấp, hư hỏng, chỉ được duy tu, sửa chữa hàng năm - Việc làm mà theo cơ quan, đơn vị quản lý - chỉ mang tính tạm thời, bởi nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao.

Đừng để cái khó bó cái khôn

TIN MỚI

Return to top