ClockThứ Tư, 12/02/2020 12:45

Nâng cấp hạ tầng giao thông đô thị

TTH - Hạ tầng giao thông khu vực nội thị TP. Huế đang được chỉnh trang, nâng cấp đồng bộ cơ bản, đáp ứng nhu cầu đi lại cũng như xây dựng nếp sống văn minh đô thị của thành phố.

Nâng cấp hạ tầng cho làng cổ Phước TíchNâng cấp hạ tầng giao thông

Đường Nguyễn Huệ thiếu kẻ vạch, mặt đường xuống cấp, sẽ được sửa chữa từ nguồn vốn kết dư Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố

Nâng cấp, xóa điểm đen

Sau nhiều tháng thi công, công trình cải tạo các nút giao tại KM17+800-Km18+200 trước Đàn Nam Giao và mở rộng đường Ngự Bình đã hoàn thiện.

Trước đây, tại khu vực này, mặt đường hẹp, cảnh chen lấn buôn bán gây nhếch nhác, mất an toàn giao thông.

Công trình chỉnh trang nút giao và mở rộng phần đường trước Đàn Nam Giao (do Chi cục Quản lý đường bộ II.6 thuộc Bộ GTVT) tiến hành triển khai góp phần chỉnh trang bộ mặt trước điểm di tích này và đảm bảo trật tự an toàn giao thông tuyến cửa ngõ phía Tây vào thành phố.

Các tuyến Quốc lộ đi vào thành phố như đường Lê Duẩn, Hà Nội, Hùng Vương... cũng được tiến hành nâng cấp, thảm lại mặt đường.

Theo Phòng Quản lý đô thị TP. Huế, thời gian qua, nhằm hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị thành phố, đơn vị đã cho triển khai hoàn thành việc chỉnh trang vỉa hè một số khu vực trung tâm thành phố, như chỉnh trang đường Tố Hữu (đoạn từ đường Bà Triệu đến hói Phát Lát); chỉnh trang các tuyến đường Lê Quý Đôn, Lê Lợi, Ngô Quyền…; hoàn thành hạ lề làm các điểm giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố như đường Nguyễn Thái Học, Lê Lai, Ngô Quyền, Trần Thúc Nhẫn…; hoàn thành nâng cấp các cụm đèn tín hiệu phía nam - bắc cầu Trường Tiền; sơn kẻ vạch mặt đường các tuyến đường xung quanh đại nội.

Đơn vị này cũng đang nâng cấp, thảm lại nhựa mặt đường các tuyến Tịnh Tâm, Mai Thúc Loan, Quảng Đức, Phó Đức Chính; sơn kẻ vẽ, trích hợp bổ sung hệ thống biển báo các tuyến đường Lê Huân, Đặng Thái Thân, Đoàn Thị Điểm, đường 23/8, Cửa Ngăn, Quảng Đức, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Lê lợi, Nguyễn Huệ và sơn kẻ, lắp các biển báo sắp xếp các vị trí đậu đỗ xe tại các vịnh đỗ xe trên các tuyến đường khu vực trung tâm thành phố với tổng kinh phí khoảng 4 tỷ đồng từ nguồn vốn duy tu bảo trì hệ thống đường đô thị.

Ông Nguyễn Việt Bằng, Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Huế thông tin, đối với các tuyến đường có Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố thi công trước đây, theo kế hoạch, Ban Quản lý Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố sẽ sử dụng một phần kinh phí kết dư của dự án, để triển khai chỉnh trang kết hợp thảm lại mặt đường, trong đó bổ sung phần kẻ vẽ các vạch nhằm đảm bảo giao thông đi lại cho người dân.

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng

Ông Nguyễn Việt Bằng cho rằng, dù thành phố đã quan tâm trong lĩnh vực đầu tư, chỉnh trang đô thị nhưng với lượng phương tiện giao thông liên tục gia tăng mạnh trong những năm gần đây, trong khi đó cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại, vẫn còn một số đoạn đường nhỏ hẹp, không có vỉa hè, hệ thống thoát nước... xuống cấp; tuy đã tăng cường hệ thống báo hiệu đường bộ, vạch sơn, tín hiệu giao thông... nhưng do kinh phí hạn chế nên chưa đáp ứng nhu cầu, ảnh hưởng lớn đến giao thông, mỹ quan đô thị.

Đơn vị cũng đề xuất UBND tỉnh bổ sung kinh phí để đầu tư nâng cấp một số tuyến đường khu vực trung tâm thành phố như Trần Hưng Đạo (trước mặt chợ Đông Ba), Đinh Tiên Hoàng; bổ sung kinh phí để thực hiện công tác duy tu, bảo trì hệ thống giao thông đô thị, thực hiện các giải pháp chống ùn tắc giao thông. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai, lắp đặt camera giám sát tại các tuyến đường như: Nguyễn Huệ, Bà Triệu, tại các nút giao, các cổng thành và chỉnh trang công viên hai bờ sông Hương với hạng mục san nền, sửa chữa đường dạo công viên Kim Long (đoạn cầu Dã viên - Thiên Mụ) với kinh phí khoảng15 tỷ đồng.

UBND TP. Huế đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình chỉnh trang, chiếu sáng, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng, chỉnh trang kết cấu hạ tầng đô thị Huế văn minh, hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo đó, một trong những nhiệm vụ cụ thể là nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý trên lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn như khảo sát, hoàn chỉnh hệ thống biển báo, điểm dừng đỗ xe, đèn tín hiệu giao thông, tổ chức phân luồng giao thông hợp lý các tuyến đường trung tâm, các tuyến đường vuông góc Lê Lợi; các tuyến đường khu vực Đại Nội....

Song song với đó, tập trung các biện pháp giảm ùn tắc giao thông tại các giao lộ, các tuyến đường trục chính đô thị như Nguyễn Huệ, Bà Triệu, Trần Phú, Điện Biên Phủ,... các khu vực đầu các cầu Bến Ngự, An Cựu, Vỹ Dạ; cổng trường học trên địa bàn, bệnh viện, Cửa Hiển Nhơn, Cửa Đông Ba, Cửa Hậu, An Hòa… Thực hiện xử lý các điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông. Khắc phục hư hỏng hệ thống kè các sông Đông Ba, An Cựu, kè đường Nguyễn Đình Chiểu..., đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị.

Theo UBND TP. Huế, Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình chỉnh trang, chiếu sáng, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị với nhiệm vụ cần tăng cường năng lực chiếu sáng đô thị, lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào điều khiển đô thị thông minh, trung tâm điều khiển chiếu sáng, chiếu sáng đường giao thông, chiếu sáng kiến trúc các công trình tiêu biểu. Nâng cao chất lượng chiếu sáng đô thị và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện; quản lý vận hành và điều khiển bằng trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng và từng bước sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc TP. Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập
Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá

Việc đầu tư xây dựng các dự án (DA) nâng cao năng lực hạ tầng nghề cá kết hợp với việc neo đậu, tránh trú bão trên địa bàn nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế và phòng, chống thiên tai. Sau khi hoàn thành, các công trình sẽ góp phần khôi phục hoạt động của cảng cá, âu thuyền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngư dân trong vùng DA.

Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top