ClockThứ Ba, 14/01/2020 19:04

Ngắm con đường đi bộ thơ mộng bờ Bắc sông Hương

TTH.VN - Kéo dài từ cầu Trường Tiền lên đến cầu Dã Viên dọc theo sông Hương thơ mộng dưới những tán cây xanh, tuyến đường đi bộ ở bờ Bắc sông Hương đang được chỉnh trang đã điểm tô cho không gian TP. Huế trở nên nên thơ hơn bao giờ hết.

Sức hút từ cầu gỗ lim trên sông HươngĐi trên cầu gỗGìn giữ, tạo đặc trưng cho không gian đi bộ

Con đường đi bộ dọc theo bờ Bắc của sông Hương thơ mộng

Con đường này tạo nên một trục song song với tuyến đường đi bộ dọc bờ Nam sông Hương rất ấn tượng. Đến thời điểm này, việc chỉnh trang cơ bản gần như hoàn thiện. Được ốp đá xuyên suốt thay cho những lớp đá xuống cấp từ trước, tuyến đường vẫn giữ được sự hài hòa khi nép mình giữa những thảm cỏ được chăm chút cùng mảng xanh hai bên được cắt tỉa.

Khác với hình ảnh nhếch nhác ở dưới chân cầu Trường Tiền và Phú Xuân từ nhiều năm trước, nay tuyến đường đi bộ này được thiết kế đi qua dưới cả hai chân cầu sạch đẹp, trở thành điểm dừng chân lý thú.

Rất nhiều người dân, du khách trong và ngoài nước khá thích thú, ấn tượng khi đi dạo dọc theo con đường này. Nhiều người cho biết, khác với sự hiện đại, hệ thống cầu gỗ lim ở bên kia bờ thì đường đi bộ dọc sông bờ Bắc sông Hương thơ mộng hơn bởi nép dưới tán rất nhiều cây xanh.

“Đứng ở không gian này nhìn qua phía Nam có thể thấy rõ một bên cổ kính, êm đềm, còn bên kia sôi động, với rất nhiều tòa nhà cao tầng” – anh Nguyễn Ngọc Vân (TP. Huế) nhìn nhận và cho biết rất hài lòng khi dọc hai bờ sông Hương được chỉnh trang như vậy.    

Những hình ảnh mới nhất về con đường đi bộ dọc theo bờ Bắc của sông Hương được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Một góc phía dưới chân cầu Phú Xuân được làm mới, sạch đẹp

Con đường được nhiều người chọn để đi dạo, chạy bộ vào mỗi sáng sớm hoặc chiều tối

Con đường được xem là thơ mộng bởi giữ được sự hài hòa giữa cái mới cùng với thảm cỏ tự nhiên ven sông

Kéo dài từ chân cầu Trường Tiền lên cầu Dã Viên, con đường này dài khoảng 2km chạy dọc theo sông Hương

Một góc nhìn từ đường đi bộ ở bờ Bắc theo hướng cầu Trường Tiền qua bên kia phía Nam của thành phố

Hai du khách nước ngoài đi dạo trên con đường đi bộ, cạnh đó nhiều ghế đá cũng được bố trí để du khách có thể nghỉ chân

Hệ thống cây xanh dày đặc là điểm nhấn của tuyến đường

Dọc theo đường đi bộ, nhiều nhà vệ sinh công cộng cũng được chỉnh sửa, tạo nên một sự thân thiện, sạch sẽ

Những tán cây xanh đã tạo nên sự thơ mộng, yêu kiều cho con đường dài khoảng 2km

P. T (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khúc serenata sông Hương

Chiều chiều, tôi hay thơ thẩn ra sông. Qua hai ngã tư đến công viên Tứ Tượng đã thấy nắng đan qua những vài những nhịp Trường Tiền.

Khúc serenata sông Hương
Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế

Sông Hương như một “bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế. Dòng sông ấy đã mang trên mình sứ mệnh của lịch sử để ngày nay đang được bảo tồn và gìn giữ, điểm tô cho sự sang trọng của Huế. Và dòng sông ấy sẽ còn chảy tiếp theo dòng chảy của tương lai. Bảo tồn sông Hương do vậy, chính là bảo tồn “xương sống” đô thị Huế.

Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế
Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Return to top