ClockThứ Bảy, 09/02/2019 10:29

Sức hút từ cầu gỗ lim trên sông Hương

TTH.VN - Những ngày trước và trong Tết Kỷ Hợi, có lẽ hình ảnh Huế được đưa lên nhiều nhất lên mạng xã hội đó là cầu đi bộ bằng gỗ lim trên sông Hương. Hàng ngàn lượt người đến đây đi dạo, ngắm cảnh, chụp ảnh, tập thể dục… trở thành hình ảnh đẹp của năm mới bên dòng sông. Không chỉ giới trẻ, người lớn tuổi, các cụ già mà... cả một lượng lớn du khách trong và ngoài nước cũng tranh thủ dạo bước trên cây cầu này.

Nhớ lại cách đây gần một năm, đã có nhiều luồng ý kiến đưa ra, trong đó có ý kiến ủng hộ; có ý kiến phê phán, công kích. Ngay cả khi đã đóng cọc thi công vẫn có không ít ý kiến đòi phải dừng làm vì sợ không đảm bảo chất lượng, cản trở dòng chảy, gỗ lim khó chịu nổi mưa nắng… Rồi đến khi cầu làm sắp xong vẫn còn ý kiến lo ngại về màu đồng, trang trí khảm sành, chất lượng ván lót… 

Còn nhớ khi Cầu Vàng ở Bà Nà (Đà Nẵng) mới đưa vào sử dụng cũng đã có nhiều dư luận về cây cầu này. Nói chung nhiều ý kiến không đồng tình, chê bai: Cầu Vàng mà lại là “vàng non”, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên. Cho đến khi cộng đồng mạng ca ngợi, được một tổ chức du lịch bình chọn là một trong 10 cây cầu du lịch đẹp nhất thế giới thì giá trị nó mới bộc lộ.

Du khách và người dân đi dạo trên cầu gỗ lim sáng 9/2. Ảnh: A. Túc 

Trở lại cầu đi bộ gỗ lim trên sông Hương, có thể nói rằng tết năm nay không có cầu này thì chắc chắn bên sông Hương không có lượng người đến đông như vậy, không khéo số người đến đây cũng không kém lượng khách vào Đại Nội 3 ngày tết. Nhiều người bận rộn với tết nhưng vẫn mong muốn được đi ngắm cảnh trên cầu gỗ lim những ngày đầu xuân.

Có một điều chắc chắn rằng cầu gỗ lim này sẽ là điểm vui chơi, ngắm cảnh rất lý tưởng bên sông Hương khi Huế đang thiếu những điểm đến mới lạ cho du khách và người dân. Và còn gì thú vị hơn khi mỗi sáng sớm, trong bầu không khí trong lành mát mẻ lại có thể đi thể dục ngắm cảnh trên cây cầu này. Cầu chưa có tên chính thức, nhưng dần sẽ có tên gọi riêng. Ở Việt Nam có rất nhiều cây cầu (kể cả cầu gỗ) bắc qua sông nhưng cầu gỗ lim trên sông Hương có lẽ là cây cầu chạy dọc bờ sông dài nhất với chiều dài hơn 400 mét. Biết đâu cây cầu này được ghi vào kỷ lục Việt Nam và cả kỷ lục trên các lĩnh vực khác nữa?!

Với sông Hương, cầu Tràng Tiền và cây cầu bằng gỗ lim sẽ là một điểm nhấn, một điểm đến không thể thiếu của các tour du lịch.

Có lẽ Huế là một thành phố rất khó đầu tư, cải tạo, xây dựng những công trình mới trong vùng lõm của di sản. Núi Ngự, sông Hương đã trở thành thương hiệu, quần thể kiến trúc di tích được thế giới công nhận là niềm tự hào của Huế nhưng cũng là điều lo ngại cho các công trình kiến trúc mới. Nói vậy không có nghĩa chúng ta  không thể làm cho Huế đẹp lên bằng những công trình vừa hiện đại -vừa phù hợp với cảnh quan.

Đã từng có những dự định, dự án ảnh hưởng đến kiến trúc, phong thủy, an ninh quốc phòng phải ngừng lại khi mới manh nha ý tưởng như dự án của Công ty Luk (ngay địa điểm Bảo tàng Hồ Chí Minh), dự án khách sạn đồi Vọng Cảnh, cụm resort cồn Dã Viên, khách sạn trong Phủ Nội vụ vv… Những công trình đó không thể và không cho phép hình thành khi nó không làm cho Huế đẹp lên mà lại ảnh hưởng đến nhiều yếu tố trong quá trình phát triển.

Làm cho Huế ngày càng đẹp, thu hút du khách thì không thể để Huế “ngủ yên”. Cần mạnh dạn tạo thêm nhiều điểm nhấn. Cầu gỗ lim trên sông Hương là một trong những công trình như vậy. Không được xâm phạm di sản kiến trúc cổ kính, không làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhưng cần phải có nhiều công trình tạo thêm sắc khí mới cho Huế. 

Nguyễn Phước Khánh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top