ClockThứ Tư, 22/02/2023 15:00

Ngổn ngang cầu Lợi Nông

TTH - Sau gần 5 năm thi công, cầu Lợi Nông (TP. Huế) vẫn còn dang dở, dù đã được điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Nguyên nhân, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khiến công trình thi công ì ạch, nguy cơ lần nữa chậm tiến độ.

Chất vấn và trả lời chất vấn: ''Nóng" dự án chậm tiến độ, ách tắc giao thông, dịch chuyển nhân lực y tế....Từng bước nâng cấp thủy lợi phục vụ sản xuất ở A LướiXử lý dứt điểm, không để xảy ra “điểm nóng” về khiếu kiện

Cầu Lợi Nông chậm tiến độ do vướng mặt bằng

Còn nhiều vướng mắc

Dự án cầu Lợi Nông nối từ đường 26m khu nhà ở An Đông sang đường 100m, khu A, khu Đô thị mới (ĐTM) An Vân Dương được khởi công xây dựng từ năm 2018, có tổng mức đầu tư ban đầu 32 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh làm chủ đầu tư.

Dự án gồm 2 gói thầu xây lắp, trong đó gói thầu số 9 đã hoàn thành cơ bản phần thô hạng mục cầu và hạng mục kè đá với khối lượng đạt 16,34 tỷ đồng, nhưng công trình cầu Lợi Nông vẫn chưa thể đưa vào sử dụng vì chưa có đường dẫn lên cầu. Hiện trạng mặt cầu cao hơn đường nhiều mét. Công trình ngổn ngang nhiều năm nay.

Năm 2020, để sớm phát huy hiệu quả công trình, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong khu ĐTM An Vân Dương, UBND tỉnh đồng ý điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án lên hơn 100 tỷ đồng (tăng hơn 68 tỷ đồng) phục vụ GPMB, làm đường dẫn đấu nối với công trình.

Trong đó, chi phí đền bù GPMB tăng hơn 24,7 tỷ đồng, mở rộng mặt cầu theo quy hoạch được duyệt gần 34 tỷ đồng và các chi phí đầu tư xây dựng khác. Tuy nhiên, từ đó đến nay, công trình vẫn thi công ì ạch do vướng công tác GPMB gây nguy cơ lãng phí đầu tư.

Cụ thể, theo Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh, đối với phạm vi đường 24m dẫn lên cầu Lợi Nông, ảnh hưởng đến 18 hộ dân, trong đó đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng 16 hộ, còn 2 trường hợp là hộ ông Nguyễn Đình Lương (đã nhận tiền nhưng vẫn chưa bàn giao mặt bằng) và nhà thờ họ Nguyễn (mới phê duyệt phương án bồi thường bổ sung, đang tiến hành chi trả).

Đối với phạm vi mở rộng đường Tôn Quang Phiệt, Hải Triều, phần Phòng CSGT đường sắt, đường bộ phạm vi ảnh hưởng 23 hộ gồm 13 hộ chính và 10 hộ phụ, mới chỉ bố trí tái định cư 9 hộ đảm bảo điều kiện.

UBND TP. Huế đã phê duyệt phương án bồi thường và tái định cư cho các hộ dân. Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế đã thông báo chi trả tiền đền bù cho người dân. Đến nay mới chỉ có 6 hộ nhận tiền và giao mặt bằng, còn lại 17 hộ chưa bàn giao mặt bằng.

Vướng mắc hiện nay có trường hợp hộ ông Trịnh Văn Tú có nhà ở bị giải tỏa nằm trên đất của Am Vạn Vạn, phải di chuyển chỗ ở. Tháng 7/2022, UBND TP. Huế đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất trình phương án tái định cư để Phòng TNMT thẩm định trình UBND TP. Huế phê duyệt, nhưng hiện nay vẫn chưa giải quyết xong.

Tương tự, hộ bà L.T.C (đã mất), diện tích thu hồi gần 457m2 trên thửa đất có 2 hộ phụ đã được bố trí tái định cư 2 lô đất (mỗi lô 100m2). Hiện nay hộ gia đình kiến nghị bố trí lại đất cho đại diện thừa kế hộ chính bà L.T.C, tuy nhiên trường hợp này chưa có quy định bố trí lại đất tái định cư nên chưa thể thực hiện.

Dang dở thi công

Ông Đặng Quang Ngọc, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh thông tin, giá trị khối lượng đã thực hiện toàn bộ dự án đến nay khoảng 61,5 tỷ đồng. Kế hoạch vốn đã bố trí đến nay hơn 83,8 tỷ đồng (trong đó năm 2022 bố trí 14,8 tỷ đồng, năm 2023 bố trí 12 tỷ đồng). Lũy kế giá trị giải ngân vốn năm 2022 đến nay hơn 8,4 tỷ đồng, vốn năm 2022 còn lại hơn 6,3 tỷ đồng, dự kiến giải ngân hết vốn năm 2023.

Tại gói thầu số 9 gồm xây lắp hạng mục cầu, hệ thống giao thông, thoát nước, điện chiếu sáng và đảm bảo giao thông đường thủy do Liên danh Công ty CP cầu 1 Thăng Long và Công ty CP Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế thi công với giá trị hợp đồng gần 23 tỷ đồng.

Hiện nay đã hoàn thành phần cầu theo quy mô đầu tư đã phê duyệt trước đây với khổ cầu 10m và đã san gạt phần diện tích đã GPMB, nhưng chưa thể thi công các hạng mục còn lại (đường dẫn 2 đầu cầu). Khối lượng thực hiện đến nay đạt khoảng 16,3 tỷ đồng, đạt 71,5% giá trị hợp đồng. Giá trị tạm ứng của Công ty CP Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế chưa thu hồi là 50 triệu đồng. Gói thầu này tạm dừng thi công từ cuối năm 2018.

Thời gian tạm dừng thi công đã lâu do vướng công tác GPMB nên nhà thầu thi công đã có văn bản gửi chủ đầu tư xin chấm dứt hợp đồng. Ban QLDA đã kiến nghị Sở KH&ĐT tham mưu UBND tỉnh cho phép thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng gói thầu số 9. Riêng giá trị chi phí xây dựng phần hạng mục điều chỉnh, bổ sung khác có giá trị khoảng 6,8 tỷ đồng, hiện nay Ban QLDA đang điều chỉnh giá làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo để phục vụ triển khai thi công.

Đối với gói thầu số 16, giá trị hợp đồng hơn 33,6 tỷ đồng (trong đó giá trị dự phòng 1,6 tỷ đồng). Hiện nay, đang triển khai thi công phần mở rộng mặt cầu, khối lượng thực hiện được 21,3 tỷ đồng, đạt 63,3% giá trị hợp đồng.

Theo ông Đặng Quang Ngọc, trong quá trình thi công, các hạng mục thuộc công trình, nhà thầu thi công là Công ty CP Thành Đạt chưa thực sự nỗ lực, quyết liệt trong việc triển khai thi công trong khi khối lượng công việc còn lại rất nhiều.

Mặc dù QLDA đã có văn bản đốc thúc tiến độ, tổ chức cuộc các cuộc họp để tháo gỡ vướng mắc phát sinh. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ thực hiện được khoảng 63,3% khối lượng hợp đồng, chưa đáp ứng được tiến độ các công việc mà nhà thầu đảm nhận. Ngoài ra, do ảnh hưởng thời tiết, mưa kéo dài cũng đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ

Ngày 18/10, Hạt Quản lý đường bộ Bình Điền (Công ty CP Quản lý và xây dựng Đường bộ Thừa Thiên Huế) cho biết đã tiến hành lập biên bản xác lập vụ việc, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với một hộ dân trên địa bàn.

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ
Giải phóng mặt bằng: Dân chủ để dân đồng thuận

Phát huy dân chủ ở cơ sở trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người dân đối với các chương trình, dự án (DA) trọng điểm đã và đang được cấp ủy, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị của TP. Huế triển khai thực hiện với quyết tâm: Tạo được sự đồng thuận của người dân.

Giải phóng mặt bằng Dân chủ để dân đồng thuận
Giải phóng mặt bằng: Đối thoại để gỡ khó

Tăng cường đối thoại, gặp gỡ người dân không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của người lãnh đạo chủ chốt tại các địa phương, mà còn là sự kỳ vọng, mong muốn của người dân trước những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Giải phóng mặt bằng Đối thoại để gỡ khó
Tăng tốc trên các công trường có vốn đầu tư công

Gấp rút thi công các hạng mục cần thiết trước mùa mưa bão là không khí chung tại hầu hết các dự án đầu tư công trên địa bàn. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo tiến độ thực hiện các thủ tục giải ngân trong thời gian tới.

Tăng tốc trên các công trường có vốn đầu tư công
Dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II:
Tháo gỡ mặt bằng, điều chỉnh dự án

Nhiều “công trình xanh” thuộc Dự án Chương trình phát triển các đô thị loại II - tiểu dự án Thừa Thiên Huế (DA Đô thị xanh) đã “về đích”, góp phần mang lại diện mạo mới cho đô thị Huế. Để triển khai các bước tiếp theo của DA, Ban QLDA đề xuất UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh một số hạng mục, công trình...

Tháo gỡ mặt bằng, điều chỉnh dự án

TIN MỚI

Return to top