ClockThứ Ba, 14/01/2020 08:12

Nhiệm vụ lập Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

TTH.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký Quyết định số 44/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Lắp đặt báo hiệu đường thủy trên nhiều con sôngAn toàn cho hoạt động thủy nội địa

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm đánh giá hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và tình hình triển khai các quy hoạch phát triển kết cấu giao thông đường thủy nội địa giai đoạn 2010 - 2019; xây dựng được các kịch bản và xác định nhu cầu vận tải đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, có xét đến năm 2050 trong mối tương quan với các phương thức vận tải khác.

Đồng thời, đề xuất phương án quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo từng thời kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và hạn chế ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; đề xuất các giải pháp cơ chế, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cùng các phương án tổ chức thực hiện quy hoạch; đánh giá tác động có thể xảy ra đối với môi trường trong thời kỳ quy hoạch và đề xuất các giải pháp ứng phó, giảm thiểu.

Một trong các yêu cầu nội dung quy hoạch là phân tích, đánh giá yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng về phân bố, sử dụng không gian của kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; đánh giá về sự liên kết ngành, liên kết vùng trong việc phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Bên cạnh đó, xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với việc phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong kỳ quy hoạch; những cơ hội và thách thức, trong đó, xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành đường thủy nội địa, gồm nhu cầu vận tải, phương thức vận tải, ứng dụng công nghệ và phương tiện mới trong lĩnh vực đường thủy nội địa.

Về phương án phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, định hướng phân bố không gian phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, xác định quy mô, mạng lưới tuyến, cảng, bến, định hướng kết nối tới các lĩnh vực GTVT khác, đến các đầu mối giao thông quan trọng (cảng hàng không, ga đường sắt, cảng biển...).

Xác định loại hình, vai trò, vị trí, quy mô, định hướng khai thác, sử dụng các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, công nghệ gắn với phân cấp, phân loại theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các tuyến đường thủy nội địa, cảng thủy nội địa quan trọng trong kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.

Định hướng kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong nước và quốc tế, kết nối với hệ thống cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai và thủy lợi, hệ thống du lịch và các hệ thống kết cấu hạ tầng khác.

Bộ Giao thông vận tải là cơ quan tổ chức lập Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có trách nhiệm đảm bảo việc triển khai thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan. Trong quá trình lập quy hoạch, tùy theo yêu cầu cần nghiên cứu chuyên sâu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để phục vụ cho công tác lập quy hoạch đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hạ tầng, dịch vụ lưu trú đẳng cấp

Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các điểm đến du lịch trong nước và nhu cầu ngày càng cao của du khách đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư hạ tầng, hiện đại hóa điểm đến, trong đó có hạ tầng, dịch vụ lưu trú đẳng cấp.

Đầu tư hạ tầng, dịch vụ lưu trú đẳng cấp
Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch

Với đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, nhiều tiện ích đô thị ở một số khu vực trên địa bàn TP. Huế hoàn thiện đã góp phần kích cầu du lịch, tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) đầu tư thêm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
Hoàn thiện hạ tầng, giảm nghèo bền vững

A Lưới đã phát triển được vùng sản xuất nông nghiệp (SXNN) hàng hóa tập trung, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) đã tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững.

Hoàn thiện hạ tầng, giảm nghèo bền vững
Hạ tầng xử lý rác thải: Đáp ứng yêu cầu môi trường

Với sự đi vào hoạt động của Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn (Hương Thủy), rác thải sinh hoạt của 6/9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã được xử lý bằng công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về môi trường.

Hạ tầng xử lý rác thải Đáp ứng yêu cầu môi trường

TIN MỚI

Return to top