ClockThứ Hai, 10/07/2023 14:15

Nhiều doanh nghiệp “quên” đóng cửa mỏ khi hết hạn khai thác

TTH - Dù đã hết hạn so với giấy phép khai thác khoáng sản (GPKTKS) đã nhiều năm, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn “quên” thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường và bàn giao đất cho địa phương quản lý.

Cát nhân tạo dần thay thế cát tự nhiênChủ động giám sát, ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phépHết hạn khai thác 3 năm, doanh nghiệp vẫn chưa đóng cửa mỏNâng cao ý thức pháp luật cho ngư dân về khai thác thủy sản hợp pháp

leftcenterrightdel
 Nhiều doanh nghiệp "ngó lơ" công tác đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường tại các mỏ đất san lấp ở Phong Điền

Theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010, trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày GPKTKS chấm dứt hiệu lực, chủ mỏ phải thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường, đất đai; phải di chuyển tài sản còn lại của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực khai thác khoáng sản.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Phong Điền, nhiều doanh nghiệp được cấp mỏ đất làm vật liệu san lấp, dù đã hết hạn so với GPKTKS đã nhiều năm, hàng loạt doanh nghiệp vẫn “ngó lơ” các nghĩa vụ liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường.

Qua kiểm tra mới đây của Phòng TN&MT huyện Phong Điền cho thấy, Công ty TNHH MTV Duy Thái; Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Long, GPKTKS đã hết hạn nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ. Tại hiện trường, dù hoạt động khai thác đã ngưng nhưng khu vực mỏ vẫn còn ngổn ngang nhiều hố sâu và chưa thực hiện trồng cây phục hồi môi trường.

Cụ thể, Công ty TNHH MTV Duy Thái (trước đây là Doanh nghiệp tư nhân Duy Thái) được UBND tỉnh cho phép khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực đồi Cồn Lê, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền theo GPKTKS năm 2016 (sau đó điều chỉnh và gia hạn giấy phép đến năm 2020 với thời gian gia hạn là 2 năm (kể từ ngày 10/8/2020), đến nay đã hết hạn thời gian khai thác khoáng sản.

Cuối năm 2022, Sở TN&MT đã có văn bản về việc đề nghị Công ty TNHH MTV Duy Thái đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường mỏ đất làm vật liệu san lấp tại khu vực đồi Cồn Lê, thị trấn Phong Điền. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực địa và hồ sơ kể từ khi sở này có công văn đã quá 6 tháng kể từ ngày giấy phép khai thác hết hiệu lực, Công ty TNHH MTV Duy Thái vẫn chưa nộp hồ sơ đóng cửa mỏ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Long được UBND tỉnh cho phép khai thác khoáng sản đất làm vật liệu san lấp tại khu vực đồi Kiền Kiền, xã Phong Thu, huyện Phong Điền vào năm 2015 với thời gian cấp phép khai thác là 5 năm. Từ năm 2020 đến nay, Sở TN&MT đã liên tục có các văn bản thông báo hết hiệu lực giấy phép khai thác và đề nghị đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường nhưng đến nay công ty này vẫn “ngó lơ”.

leftcenterrightdel
Trồng cây nhằm phục hồi môi trường tại mỏ Phường Hóp (Phong An, Phong Điền) bị chết hàng loạt 

Ngày 12/7/2021, UBND tỉnh đã ban hành quyết về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, đất đai và bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Long với tổng số tiền 575 triệu đồng và buộc doanh nghiệp này nộp lại số tiền thu bất hợp pháp là hơn 141 triệu đồng.

Trong đó, có hành vi quá từ 12 tháng trở lên kể từ ngày GPKTKS hết hiệu lực nhưng không nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh, vi phạm quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Ngoài ra, một số mỏ đất làm vật liệu san lấp dù đã thực hiện trồng cây phục hồi môi trường, san lấp mặt bằng và rào chắn ngoài khu mỏ nhằm đảm bảo an toàn theo đề án đóng cửa mỏ đã được phê duyệt nhưng còn sơ sài, cây xanh trồng bị chết hàng loạt.

Ông Nguyễn Đôn, Phó Chủ tịch UBND xã Phong An (Phong Điền) cho biết, sau nhiều kiến nghị, làm việc với các đơn vị liên quan, hiện nay Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái đã san gạt mặt bằng, trồng cây và rào chắn ở khu vực mỏ đất san lấp Phường Hóp. Tuy nhiên, cây trồng hiện chết khá nhiều và tuyến đường lâm sinh công ty sử dụng vận chuyển đến nay vẫn chưa hoàn trả mặt bằng cho địa phương, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân và phòng, chống cháy rừng trong khu vực.

Mới đây, UBND huyện Phong Điền đã có văn bản đề nghị Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái phối hợp với các cơ quan có liên quan hoàn thành các nội dung đề án đóng cửa mỏ, hoàn thổ, cải tạo, phục hồi môi trường để giao lại đất cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy định.

Thực hiện san gạt, hoàn thổ vị trí khu vực hố lắng nhằm giảm độ sâu tránh gây nguy hiểm cho người và súc vật và sớm khắc phục lại tuyến đường từ nhà người dân đến khu mỏ với chiều dài khoảng 300m. Đồng thời, giao UBND xã Phong An chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện của Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái.

Ông Thân Mạnh Tuấn, Trưởng phòng TN&MT huyện Phong Điền cho biết, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, UBND huyện Phong Điền đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát công tác đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường đối với các GPKTKS đã hết hiệu lực theo quy định.

Để công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn ngày càng chặt chẽ, Phòng TN&MT tham mưu UBND huyện đề nghị Sở TN&MT xem xét, xử lý về hành vi không lập đề án đóng cửa mỏ đối với Công ty TNHH MTV Duy Thái. Tiếp tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND tỉnh đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Việt Long. Đồng thời, yêu cầu công ty này thực hiện việc đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường, đất đai sau khai thác và có văn bản trả lại đất cho UBND tỉnh thu hồi giao lại cho địa phương quản lý, sử dụng theo quy hoạch.

Trên địa bàn tỉnh hiện có tổng cộng 41 khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác đất làm vật liệu san lấp với diện tích 864,5ha; trữ lượng tài nguyên dự báo gần 62 triệu m3. Nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ thi công cho các dự án trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã cấp phép 19 mỏ đất làm vật liệu san lấp với tổng diện tích khoảng 125ha, trữ lượng là hơn 9,7 triệu m3, công suất khai thác là 2,3 triệu m3/năm.
Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

Tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN) chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hàng nghìn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội
Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng

TIN MỚI

Return to top