ClockThứ Hai, 18/10/2021 05:53

Xã hội hóa đầu tư, chỉnh trang chợ Đông Ba

TTH - Là ngôi chợ có bề dày truyền thống hơn 120 năm, qua thời gian, cơ sở hạ tầng chợ Đông Ba xuống cấp. Việc đầu tư nâng cấp, chỉnh trang là cấp bách nhằm đưa chợ Đông Ba trở thành trung tâm mua sắm sầm uất, hiện đại phục vụ người dân và khách du lịch.

Chỉnh trang, cải tạo chợ Đông BaChỉnh trang, nạo vét khơi thông bờ sông Hương phía sau chợ Đông BaXây dựng cảnh quan tuyến đường Chương Dương

Ban quản lý chợ Đông Ba đối thoại với tiểu thương về phương án đầu tư nâng cấp, chỉnh trang chợ

Hạ tầng xuống cấp

Chợ Đông Ba có vị thế đẹp, rộng rãi với hơn 2.700 lô và hơn 1.800 hộ kinh doanh được phân bổ tại 6 khu vực. Chợ có khoảng 60 ngành hàng, buôn bán từ các mặt hàng cao cấp đến bình dân, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Mỗi ngày, có khoảng 7.000 đến 10.000 lượt du khách và người mua bán đến chợ.

Trải qua thời gian với lưu lượng người kinh doanh, mua bán đông, trong khi công tác quy hoạch, đầu tư các chợ vẫn chưa đồng bộ, chủ yếu là nâng cấp, sửa chữa tạm thời.

Qua khảo sát của Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba, hiện tất cả các khu nhà đều xuống cấp, các cửa ngõ mục nát, hư hỏng; các mái tôn, ngói đều rệu rã và thấm dột, ảnh hưởng đến hàng hoá của tiểu thương khi mùa mưa bão đến. Xử lý tình thế và bảo vệ hàng hoá, nhiều tiểu thương đã tự ý sử dụng các tấm lót như vải, ni lông để che chắn tạm thời khiến hệ thống điện chằng chịt, lối đi chật hẹp. Cống thoát nước hư hỏng, bể xử lý nước thải ra sông Hương xuống cấp, thiết bị chữa cháy tự động chưa có... ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, chập điện rất nguy hiểm .

Trước thực trạng đó, BQL chợ Đông Ba đã tổ chức nhiều buổi đối thoại với các hộ kinh doanh, tiểu thương để phổ biến công tác đầu tư nâng cấp, chỉnh trang và sắp xếp bố trí các lô hàng.

Theo chị Nữ, tiểu thương khu vực mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, đa phần chị em tiểu thương đều rất vui và hoan nghênh tinh thần của BQL trong việc xây dựng phương án nâng cấp, sửa chữa các hạng mục ở chợ, và mong muốn công tác chỉnh trang sớm thực hiện, để cải thiện tình hình mua bán, khôi phục thương hiệu chợ.

Chị nguyễn Thị Hoa, kinh doanh hàng áo quần ở lầu Chuông, chia sẻ: “Gần 2 năm nay, tình hình kinh doanh rất khó khăn, buôn bán ế ẩm vì chợ luôn vắng khách. Muốn phục hồi và thu hút khách, không còn cách nào khác là phải nhanh chóng nâng cấp, chỉnh trang và khắc phục tình trạng thấm dột, nhếch nhác ở khắp nơi trên địa bàn chợ để chợ Đông Ba được thay áo mới, khẳng định tên tuổi của ngôi chợ truyền thống của đất Cố đô”.

Thay đổi hình ảnh chợ Đông Ba

Sau khi BQL chợ Đông Ba triển khai công tác chỉnh trang, lập lại trật tự đô thị khu vực đường Chương Dương, mặt tiền chợ và sắp xếp đường đi, lối vào trong khuôn viên chợ; hiện, tuyến đường Chương Dương đã ngăn nắp, gọn gàng không còn tình trạng lấn chiến lòng lề đường để trưng dụng hàng hoá; khu vực mặt tiền đường Trần Hưng Đạo được kẻ vẽ vạch sơn tận dụng các gốc cây trước mặt tiền để làm khu vực đậu xe của khách hàng nên các phương tiện đậu đỗ đúng quy định.

Trưởng BQL chợ Đông Ba, bà Hoàng Thị Như Thanh cho rằng, thời gian qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến bà con tiểu thương kinh doanh ế ẩm nên việc kêu gọi bà con đóng góp để chỉnh trang chợ rất khó khăn. Tuy nhiên, do tổng nguồn vốn đầu tư cho phương án chỉnh trang, sửa chữa chợ rất lớn, trong khi nguồn lực ngân sách có hạn nên BQL kêu gọi bà con tiểu thương chia sẻ khó khăn thông qua các cuộc họp bằng phương thức xã hội hoá, Nhà nước và Nhân dân cùng làm để góp một phần kinh phí, chung tay cùng chính quyền Nhà nước chỉnh trang lại chợ khang trang, sạch đẹp hơn.

Hiện, TP. Huế đang triển khai thực hiện tiêu chí chợ văn minh, an toàn thực phẩm; BQL chợ cũng chú trọng công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cháy nổ, nâng cao ý thức của người dân trong việc xây dựng chợ văn minh thương mại và thực hiện các chính sách phát triển chợ truyền thống trên địa bàn nên việc chỉnh trang, quy hoạch chợ là hết sức cần thiết và được ưu tiên đầu tư. Công tác chỉnh trang, nâng cấp chợ dự kiến sẽ thực hiện theo phương thức cuốn chiếu để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mua bán của bà con. Cùng với việc nâng cấp, chỉnh trang, BQL triển khai sắp xếp các lô hàng, ngành hàng phù hợp không ảnh hưởng đến công tác cháy nổ.

Theo bà Thanh, để xây dựng chợ Đông Ba trở thành chợ văn minh thương mại, trước mắt BQL vận động CBCNV- LĐ BQL, bà con tiểu thương thay đổi nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm, xây dựng lại hình ảnh đẹp của chợ thông qua việc thay đổi văn hoá ứng xử trong hoạt động mua bán. Đồng thời xóa bỏ nạn chèo kéo, hét giá mà lâu nay khách hàng truyền nhau “chợ Đông Ba chia 3 mà trả”, xây dựng nếp sống văn minh thương mại bằng hành động sắp xếp hàng hoá gọn gàng, không lấn chiếm lối đi tạo sự thông thoáng và sạch, sáng.

Cùng với việc nâng cấp, chỉnh trang, BQL sẽ kết nối một số trang thông tin trong và ngoài tỉnh để quảng bá hình ảnh chợ. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động bán hàng online hỗ trợ bà con bán hàng qua mạng; liên kết với các doanh nghiệp, đại lý và khách hàng trong nước để gửi hàng ra Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố nhằm giúp bà con tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh như dịch COVID-19 góp phần giảm áp lực cạnh tranh, tăng doanh số bán hàng cho bà con.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng lưới điện; xây dựng mới, sửa chữa lưới điện đạt chuẩn tại các địa phương đang xây dựng nông thôn mới (NTM)… sẽ góp phần phát huy các lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

TIN MỚI

Return to top