ClockThứ Ba, 23/03/2021 07:15

Chỉnh trang, cải tạo chợ Đông Ba

TTH - Là một trong 5 ngôi chợ lớn có thương hiệu trong cả nước nhưng qua thời gian, chợ Đông Ba hiện đã xuống cấp, lối đi chật hẹp, ảnh hưởng đến tham quan, mua sắm và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, chập điện...

Xây dựng chợ Đông Ba trở thành thương hiệu và niềm tự hào của người dân Huế

Tiểu thương chợ Đông Ba mong muốn được kinh doanh trong ngôi chợ khang trang, sạch đẹp hơn

Lối đi chật chội

Theo tiểu thương Lê Thị Mận, chợ Đông Ba được xem là ngôi nhà thứ 2 của chị em tiểu thương, nơi gắn bó hàng chục năm và là “miếng cơm, manh áo” của hàng ngàn tiểu thương nên ai cũng mong muốn chợ ngày càng đẹp, văn minh hơn và luôn đông khách.

Tuy nhiên, do tồn tại trong thời gian dài nên tình trạng các lối đi trong chợ quá chật chội, nếu xảy ra cháy nổ sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt, vấn nạn trộm cắp, ăn xin và “cò” du lịch tại chợ Đông Ba khiến tiểu thương bất an. Đã có nhiều trường hợp du khách vào chợ mua hàng bị kẻ gian trộm cắp tài sản và bị người ăn xin quấy nhiễu nên rất ngại vào chợ, dẫn đến buôn bán ế ẩm, chợ vắng khách.

Theo Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba, năm 2020 trên địa bàn chợ xảy ra 11 trộm cắp, móc túi, thiệt hại gần 80 triệu đồng, trong đó chủ yếu là điện thoại di động và tiền mặt. Công an TP. Huế đã tăng cường lực lượng; thành phố bố trí thêm nhân viên quản lý đô thị giải quyết trật tự tại khu vực mặt tiền Trần Hưng Đạo, theo dõi giám sát hoạt động của các loại tội phạm lợi dụng lấy cắp hàng hóa của các hộ kinh doanh và khách hàng đến mua sắm.

Do tồn tại trong thời gian dài nhưng chưa được đầu tư sửa chữa lớn, trong khi số lượng hộ kinh doanh đông nên tình trạng sắp xếp các lô hàng chưa ngăn nắp, ảnh hưởng đến việc mua bán. Nhiều lô hàng có lối đi khá chật nên tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, gây lo lắng cho tiểu thương.

“Gắn bó với chợ trên 30 năm nay nên bao nhiêu vốn liếng đều đổ dồn vào hàng hoá. Dù năm nào BQL cũng tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy (PCCC), trang bị thiết bị PCCC đầy đủ và có nhân viên ứng trực 24/24, song do các lô hàng nằm sát nhau, nhiều ngành hàng kinh doanh các mặt hàng dễ cháy bố trí gần nhau, lối đi giữa các lô chật chội nên rất lo lắng về cháy nổ và các sự cố khác”, chị Hoa, kinh doanh ngành hàng tạp hoá chia sẻ.

Thực trạng nói thách quá mức, ứng xử thiếu nhã nhặn với khách diễn ra hàng ngày ở chợ khiến khách hàng dè chừng khi trả giá và truyền tai nhau câu cửa miệng “đến chợ Đông Ba chia 3 mà trả”,  gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của chị em tiểu thương.

Dạo quanh khuôn viên chợ, tình trạng sắp xếp các ngành hàng, lô hàng chưa ngăn nắp và khá ngổn ngang; lối đi giữa các lô hàng khá chật đã ảnh hưởng đến việc tham quan, mua sắm của khách cũng như tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, chập điện...

Cần nâng cấp, sắp xếp các lô hàng

Theo BQL chợ, Đông Ba là ngôi chợ truyền thống có bề dày 122 năm. Chợ được đầu tư xây dựng lại từ năm 1986-1987 và đưa vào hoạt động cho đến nay.

Trên diện tích 22.749m2, toàn chợ có hơn 2.700 lô và hơn 1.800 hộ kinh doanh được phân bổ tại 6 khu vực. Chợ có khoảng 60 ngành hàng, buôn bán từ các mặt hàng cao cấp đến bình dân; tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Mỗi ngày lượng du khách và người mua bán đến chợ khoảng 7.000-10.000 người. Năm 2020, tổng thu toàn chợ hơn 15,5 tỷ đồng, đạt 89% so với kế hoạch.

Tại buổi đối thoại với Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vào cuối năm 2020, các tiểu thương chợ Đông Ba đều cho rằng, cơ sở hạ tầng chợ đang xuống cấp, hư hỏng, thấm dột khi có mưa lớn diễn ra; nhiều hộ kinh doanh đặc sản, hàng lưu niệm... bị thất thu, thiệt hại nặng do ảnh hưởng các đợt dịch COVID-19. Các tiểu thương kiến nghị có chính sách giảm thuế, giá thuê mặt bằng; điều chỉnh giá thu phí chợ và thu phí vệ sinh; đầu tư về cơ sở vật chất để phát triển theo hướng văn minh thương mại; đẩy mạnh xã hội hoá về công tác xây dựng cơ bản, vận động các hộ kinh doanh sửa chữa làm đẹp quầy hàng; quy hoạch bố trí lại ngành hàng ăn uống đảm bảo vệ sinh môi trường...

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, nhằm hoàn thiện hạ tầng khu vực xung quanh chợ Đông Ba, năm 2020, UBND TP. Huế đã đầu tư kinh phí chỉnh trang, nạo vét phần bồi lắng ở cửa sông Đông Ba, đồng thời cải tạo và trồng cây xanh khu vực dọc bờ sông Hương, đường Chương Dương phía sau chợ cá Đông Ba. Đầu năm 2021, thành phố tiếp tục chỉnh trang khu vực mặt tiền chợ ở đường Trần Hưng Đạo, trong đó cải tạo mương thoát nước và sắp xếp lại các lô hàng, chỉnh trang toàn bộ khu vực mặt tiền chợ theo hướng Xanh- Sạch- Sáng, đồng thời tiếp tục nghiên cứu chỉnh trang, sắp xếp các khu vực còn lại.

Phó Trưởng BQL chợ Đông Ba Nguyễn Sanh Nghi cho rằng, sau khi chỉnh trang khu vực mặt tiền chợ, BQL đã giải toả 2 tổ giữ xe ở khu vực mặt tiền, xử lý và giải toả các lô hàng, đồng thời sắp xếp lại các lô hàng, ngành hàng ở khu vực đường Trần Hưng Đạo đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp; ra quân lập lại trật tự đô thị, giải toả các lô hàng lấn chiếm lòng lề đường, trưng bày hàng hoá ngổn  ngang tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và mất an toàn giao thông.

Cùng với chỉnh trang mặt tiền chợ phía đường Trần Hưng Đạo, BQL tiếp tục duy trì giải toả đường Chương Dương và triển khai sắp xếp bến xe Đông Ba đảm bảo an toàn trật tự, phối hợp với Công an phường Phú Hoà đấu tranh với tội phạm trộm cắp, cờ bạc, cò mồi đeo bám khách trên địa bàn chợ và phản ánh của đô thị thông minh; xây dựng các gian hàng đạt chuẩn văn minh thương mại hướng đến xây dựng chợ Đông Ba trở thành chợ văn minh thương mại và trung tâm mua sắm lớn nhất trên địa bàn.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục
Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa

Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền hôm nay đã mang một diện mạo mới, tuy nhiên, tốc độ phát triển đô thị ở địa phương này vẫn còn chậm.

Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa
Phong Điền cần 18 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp các vị trí qua đường sắt Bắc-Nam

Ngày 23/10, lãnh đạo UBND huyện Phong Điền thông tin, thực hiện Công văn số 10669/UBND-GT ngày 7/10/2024 của UBND tỉnh về phối hợp hoàn thành các thủ tục điều chuyển vị trí, kinh phí để triển khai xây dựng hầm chui, đường ngang trên đường sắt Bắc-Nam theo Quyết định 1149/QĐ-BGTVT, sau khi tiến hành khảo sát thực tế tại địa phương có 6 vị trí tạo lối tự mở băng qua đường sắt có nguy cơ mất ATGT.

Phong Điền cần 18 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp các vị trí qua đường sắt Bắc-Nam
Bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương

Với mục tiêu từng bước hoàn thiện hạ tầng, tạo bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều dự án (DA) quy mô lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các công trình kịp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2025.

Bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương
Đồng hành xây dựng hình ảnh chợ Đông Ba

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, Hội Cựu chiến binh Ban Quản lý (CCB BQL) chợ Đông Ba thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng...

Đồng hành xây dựng hình ảnh chợ Đông Ba

TIN MỚI

Return to top