ClockThứ Năm, 09/02/2023 15:35

Phấn đấu giảm tai nạn giao thông tối thiểu 10% cả 3 tiêu chí

TTH.VN - Sáng 9/2, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ năm 2023. Ông Nguyễn Văn Thắng, UVTW Đảng, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT), Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì hội nghị. Tại đầu cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND Phan Quý Phương dự, chủ trì.

Tăng tốc thi công các dự án giao thông trọng điểmMất an toàn lối đi tự mở qua đường sắtCao tốc Cam Lộ- La Sơn: Còn nhiều bề bộn

Ngành chức năng tăng cường thanh kiểm tra chủ phương tiện có nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông

Tai nạn tiếp tục giảm sâu

Thông tin về công tác đảm bảo TTATGT năm 2022, Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, năm qua, cả nước xảy ra 11.457 vụ TNGT, làm chết 6.397 người, bị thương 7.804 người. So với năm 2021, số vụ TNGT giảm 38 vụ (tương đương 0,33%), tăng 598 người chết (tương đương 10,31%), giảm 214 người bị thương (tương đương 2,67%).

So sánh với năm 2019, số vụ TNGT giảm 6.216 vụ (tương đương 35,2%), giảm 1.246 người chết (tương đương 16,3%), giảm 5.841 người bị thương (tương đương 42,81%). 30 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2021, trong đó 11 địa phương giảm trên 10% số người chết. Tuy nhiên, 31 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2021, trong đó 10 tỉnh, TP có số người chết tăng trên 30%.

Tình hình TTATGT trong 7 ngày Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (từ ngày 20 - 26/1/2023) cơ bản được đảm bảo, số vụ và số người chết do TNGT đều giảm so với cùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (số vụ giảm 7,3% và số người chết giảm 3,3%). Không xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng, đặc biệt là số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn giảm sâu so với các năm trước.

Sơn vạch kẻ đường đảm bảo ATGT ở TP. Huế

Ủy ban ATGT đánh giá, đây là kết quả của sự chỉ đạo sớm, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ và công tác xây dựng kế hoạch và triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT, vận tải hành khách được triển khai sớm ở tất cả lĩnh vực; công tác kiểm tra, đôn đốc được tăng cường vào thời điểm cao điểm trước Tết với sự phối hợp giữa các lực lượng Công an, Thanh tra giao thông, Cảng vụ, chính quyền địa phương.

Đặc biệt, Bộ Công an đã chỉ đạo quyết liệt lực lượng Cảnh sát giao thông và công an các địa phương tăng cường 100% quân số ứng trực và tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT, xử lý chuyên đề về nồng độ cồn, ma tuý xuyên suốt Tết Nguyên đán.

Năm 2022 (từ 15/12/2021-15/12/2022), Thừa Thiên Huế xảy ra 259 vụ TNGT, làm chết 182 người, bị thương 151 người. So sánh với cùng kỳ năm 2021, tăng 39 vụ, tăng 43 người chết, tăng 7 người bị thương. So với năm 2019 giảm 93 vụ, giảm 7 người chết, giảm 130 người bị thương. Một số địa phương tăng số vụ tai nạn, như TP. Huế, Phú Lộc, Phú Vang, Nam Đông và nhiều địa phương tăng về người chết, như Hương Trà, Phong Điền, Hương Thủy, Quảng Điền...

Vẫn còn xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng

Tại hội nghị này, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo đảm TTATGT trong năm 2022 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: kỳ vọng liên tục kéo giảm TNGT qua các năm đến năm 2022 chưa đạt yêu cầu đề ra, còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Vi phạm về hành lang ATGT đường sắt chưa được xử lý kịp thời. Tình trạng ô tô tải không thực hiện nghiêm quy định về xếp hàng hoá lên phương tiện, khiến cho hàng hoá bị rơi xuống đường, gây mất ATGT, tình trạng tụ tập, điều khiển xe thành đoàn, có dấu hiệu đua xe trái phép vẫn còn xảy ra tại một số địa phương. Tình hình ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM có xu hướng ngày càng gia tăng.

Đặc biệt trong 11.323 vụ TNGT đường bộ xảy ra đã làm chết 6.265 người, bị thương 7.777 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 41 vụ (giảm 0,36%), tăng 566 người chết (tăng 9,93%), giảm 224 người bị thương (giảm 2,8%). Trong đó, có 30 vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 97 người, bị thương 42 người.

Nâng cấp giao thông ngoại đô đảm bảo ATGT, hạn chế TNGT xảy ra ở Thừa Thiên Huế

Nguyên nhân là do năm 2022, dịch COVID-19 được kiểm soát, hoạt động KT-XH được phục hồi khiến tình hình TTATGT phức tạp hơn. Ý thức chấp hành các quy định pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông, lái xe và chủ doanh nghiệp còn yếu kém. Nguồn lực dành cho công tác bảo đảm TTATGT vẫn còn hạn chế; mặc dù có nỗ lực nhưng năng lực kết cấu hạ tầng và vận tải công cộng tại các đô thị lớn, nhất là Hà Nội và TP. HCM còn rất hạn chế so với nhu cầu đi lại.

Hơn nữa, công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan tới bảo đảm TTATGT còn hạn chế, còn để xảy ra sai phạm nghiêm trọng tại một số trung tâm đăng kiểm. Cấp uỷ, chính quyền và lực lượng chức năng ở một số địa phương có nơi, có lúc còn chưa quyết liệt trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTATGT.

Dịp này, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đề nghị các đại biểu, nhiều địa phương tập trung thảo luận, cho ý kiến về  những vấn đề còn tồn tại hạn chế của năm 2022, đánh giá nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra những giải pháp khắc phục cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc thù kinh tế, văn hoá, xã hội của từng vùng, địa bàn, nhằm thực hiện bằng được mục tiêu kéo giảm TNGT tối thiểu 10% trên cả 3 tiêu chí ở mỗi địa phương, hướng tới mục tiêu giảm ùn tắc giao thông ở các đô thị và tỉnh, thành phố lớn.

Để giảm thiểu TNGT tối thiểu 10% trên cả 3 tiêu chí như ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu trong năm 2023, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở GTVT, Phó Trưởng ban ATGT tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị các ban ngành chức năng địa phương đẩy mạnh công tác giáo tuyên truyền phổ biến pháp luật bảo đảm TTATGT, nâng cao công tác quản lý, năng lực hiệu quả kiểm tra kiểm soát, xử lý vi phạm ATGT; cải tạo, bảo trì nâng cấp  đầu tư cơ sở hạ tầng xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT; nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện GTVT...

Bài, ảnh: SONG MINH

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ VEN BIỂN:
Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6/2024

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (TP. Huế) đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ thi công trên công trường, nhằm hoàn thành công trình vào tháng 3 năm 2025.

Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6 2024
An ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ ở chợ Đông Ba: Mô hình cần được nhân rộng

Nhờ thường xuyên chú trọng và luôn đổi mới cách làm, nên tình hình an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ (ANTT, PCCN) ở chợ Đông Ba luôn được đảm bảo. Nhiều vụ việc liên quan đến ANTT, trộm cắp tại chợ đã được ngăn chặn kịp thời. ANTT, PCCN ở chợ Đông Ba là mô hình hay cần nhân rộng ra các chợ truyền thống khác trên địa bàn toàn tỉnh.

An ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ ở chợ Đông Ba Mô hình cần được nhân rộng

TIN MỚI

Return to top