ClockThứ Sáu, 15/11/2019 05:45

Phát triển đô thị bền vững

TTH - Có ý kiến cho rằng, thời gian qua, Huế đã phát triển tương đối nhanh, tạo sự tập trung dân cư, các hoạt động kinh tế - thương mại - du lịch và dịch vụ, nhưng chưa làm tốt sự kết nối vị trí trung tâm của các đô thị trên địa bàn tỉnh.

Đột phá có tính đặc thù để phát triển đô thị bền vững2.000 tỷ đồng phát triển đô thị, hạ tầng kinh tế - kỹ thuậtDịch vụ đô thị thông minh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sốngPhát triển đô thị theo hướng bền vững

Đảm bảo trật tự đô thị trên địa bàn TP. Huế cũng là giải pháp xây dựng đô thị bền vững

Nói đến khái niệm "phát triển đô thị bền vững" rất đa dạng. Nhưng tựu chung là nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu phát triển kinh tế và môi trường tự nhiên; đảm bảo phát triển giữa văn hoá, tinh thần và đạo đức; tổ chức phát triển không gian đô thị hợp lý; phát triển hài hoà giữa con người với công nghệ - kỹ thuật...

Từ khái niệm trên, đô thị Huế cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung và có những bước đi đúng hướng, tổng hoà được các mối quan hệ.

Điều khác biệt khi Huế là thành phố di sản văn hoá, đô thị có những nét đặc thù riêng so với nhiều đô thị khác. Vì thế, mọi quy hoạch, kế hoạch, chương trình về phát triển đô thị đòi hỏi phải được tính toán thận trọng, đảm bảo vừa phát triển vừa giữ gìn các giá trị truyền thống. Trong đó chú trọng đến công tác quy hoạch, xây dựng, môi trường và vấn đề về xã hội.

Đề án "Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030 và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" vừa được UBND tỉnh thông qua sẽ mở rộng diện tích của TP. Huế mới lên 348,54km2, tăng gấp 5 lần so với TP. Huế hiện tại.

Việc mở rộng không gian theo các hướng hợp lý không chỉ giải quyết yêu cầu về mật độ dân số đang quá cao mà còn giải quyết được các vấn đề về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật...

Để xây dựng và phát triển đô thị Huế theo hướng đô thị bền vững, TP. Huế đã và đang tập trung thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Trong đó, cải tạo chỉnh trang hệ thống các sông, hồ, kênh mương trong thành phố, trước mắt chỉnh trang đôi bờ sông Hương, một số đoạn sông Ngự Hà; dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế; chỉnh trang cây xanh đường phố; nâng cấp hệ thống giao thông, các dự án về y tế, giáo dục...

Xác định là đô thị đặc thù, là thành phố di sản văn hoá, trong công tác quy hoạch, xây dựng, TP. Huế luôn đảm bảo mục tiêu vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa tôn tạo và giữ gìn những giá trị văn hoá lịch sử vật thể và phi vật thể.

Công tác bảo vệ môi trường cũng phải làm tốt, đảm bảo có không gian xanh, công viên, đường giao thông, thiết chế văn hoá, đất ở và đất phát triển sản xuất... Chẳng hạn, để đảm bảo về môi trường, sức khỏe, từ việc cung cấp nguồn nước sạch đến thu gom xử lý rác thải, nước thải đã cơ bản phục vụ đạt tỷ lệ 98%; một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đã được di dời ra khỏi thành phố...

Những năm qua, Huế đã giải quyết tốt những yêu cầu đời sống xã hội khi hệ thống cơ sở khám chữa bệnh ngày càng mở rộng, hiện đại, dịch vụ bảo hiểm y tế đã phủ sóng gần 100%; 6 dự án về nhà ở xã hội, nhà chung cư cho người thu nhập thấp đã và đang triển khai đã giải quyết nhu cầu bức bách về nhà ở cho người dân; hệ thống trường học đảm bảo...

Huế cũng đang xây dựng một đô thị đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội và tinh thần thượng tôn pháp luật. Minh chứng rõ nét cho điều này là Huế đang vận hành tốt và hiệu quả Trung tâm Điều hành đô thị thông minh với việc giám sát, xử phạt nhiều lĩnh vực: giao thông, đô thị, vệ sinh môi trường, y tế, dịch vụ hành chính công...

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top