ClockThứ Sáu, 23/02/2024 14:31

Phát triển giao thông xanh để xây dựng TP. Huế trở thành đô thị sinh thái

TTH.VN - Sáng 23/2, Viện Nghiên cứu Phát triển Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo "Định hướng phát triển giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường và kế hoạch phát triển giao thông xanh cho thành phố Huế".

Phát triển giao thông xanh“Giao thông điện Huế - Hành trình xanh cho tương lai”Giao thông xanh - Xu thế tất yếu trong tương lai

 Dự án SmartBike Huế hướng đến xe đạp là phương tiện lý tưởng cho xu hướng giao thông “xanh” và sự phát triển bền vững của Huế. Ảnh: Viện Nghiên cứu Phát triển Thừa Thiên Huế

Hội thảo nhằm tạo diễn đàn trao đổi về định hướng phát triển giao thông vận tải thân thiện với môi trường và giao thông xanh tại TP. Huế trong bối cảnh cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 và chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải; rà soát, đánh giá các rào cản, hạn chế, cơ hội và xu hướng phát triển của các loại hình giao thông vận tải công cộng đường bộ, đề xuất các giải pháp phát triển phương tiện giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường tại TP. Huế.

Tại hội thảo, các diễn giả trình bày các tham luận về "Phương án phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế định hướng 2030, tầm nhìn đến năm 2050", "Định hướng phát triển giao thông vận tải thân thiện với môi trường và giao thông xanh tại TP. Huế", "Kinh nghiệm phát triển giao thông xanh của một số thành phố trên thế giới". Viện Nghiên cứu Phát triển Thừa Thiên Huế cũng báo cáo nghiên cứu thử nghiệm chính sách giao vận xanh đối với nhân viên giao hàng bằng xe máy tại TP. Huế. Hội thảo đã  thảo luận về lộ trình phát triển giao thông vận tải công cộng đường bộ tại TP. Huế và kế hoạch phát triển giao thông xanh cho TP. Huế.

Theo ông Lê Toàn Thắng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chuẩn bị cho phát triển hạ tầng giao thông xanh, giao thông công cộng như: Quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung đô thị, theo hướng hoàn thiện khung giao thông chính, giao thông hướng tâm thông qua 3 vành đai kết nối đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt năm 2023, trong đó định hướng giao thông xanh, giao thông xe đạp trong các đồ án quy hoạch; nghiên cứu đề án phát triển mạng lưới xe đạp trong khu vực trung tâm với định hướng xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường dạo bộ kết hợp xe đạp dọc tuyến bờ Bắc và bờ Nam sông Hương; UBND tỉnh đã ban hành quyết định về điều chỉnh phương thức hoạt động, tối ưu hóa hành trình các chuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...

Với mục tiêu xây dựng hệ thống quản trị đô thị thông minh, xanh và phát triển bền vững, Thừa Thiên Huế mong muốn kết hợp với doanh nghiệp trong việc làm triển khai dịch vụ xe buýt điện, xe taxi điện (dần thay thế hệ thống hiện nay), xe đạp... Đồng thời hướng đến các dịch vụ giao thông xanh và tập trung giao thông công cộng cùng với các thiết chế giảm phương tiện giao thông cá nhân, giảm phát thải để xây dựng TP. Huế trở thành đô thị xanh, đô thị sinh thái và hướng đến Net zero theo cam kết COP26.

ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top