ClockThứ Sáu, 19/02/2021 16:52

Sẽ sớm khắc phục hư hỏng ở phần trần mái Nhà hát Sông Hương

TTH.VN - Thông tin trên được ông Trần Ngọc Quang, quyền Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng miền Trung và Tây Nguyên chia sẻ với Thừa Thiên Huế Online khi trao đổi vấn đề liên quan đến việc hư hỏng tại công trình Nhà hát Sông Hương.

Khai mạc hội thi tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật toàn quốcXây dựng nhà hát Sông Hương có đẳng cấp quốc tếNhà hát cho miền Trung - Tây Nguyên

Các đơn vị bắc giàn giáo để khắc phục phần hư hỏng

Mới đây, hình ảnh về sự bong tróc ở hạng mục trần mái, ngay bên ngoài của nhà hát Sông Hương đã khiến không ít người hoài nghi về chất lượng của công trình. Ghi nhận thực tế, nhiều thanh gỗ trần mái phía ngoài nhà hát bị bong, bung để lộ nhiều lỗ hổng ở hạng mục này. Một số điểm khác bắt đầu xuất hiện vết nứt, có dấu hiệu chuẩn bị bong tróc.

Công trình này được khởi công vào năm 2017 với tổng vốn 198 tỷ đồng và do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng miền Trung và Tây Nguyên (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm chủ đầu tư.

Vị trí xây dựng Nhà hát Sông Hương nằm trong khuôn viên Học viện Âm nhạc Huế. Công trình thiết kế quy mô 1.000 chỗ ngồi (tầng một gồm 700 chỗ và tầng hai gồm 300 chỗ), chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2020. Nhà hát được kỳ vọng là địa điểm phục vụ các hoạt động văn hoá - nghệ thuật không chỉ của Huế, mà còn của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên; đồng thời phục vụ các hoạt động giao lưu biểu diễn nghệ thuật mang tầm quốc tế, vì thế khi chứng kiến hư hỏng ở phần trần mái của nhà hát, nhiều người đã tỏ ra lo lắng về chất lượng công trình.

Đặt bảng cảnh cáo để người dân biết

Trao đổi với Thừa Thiên Huế Online, ông Trần Ngọc Quang, quyền Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng miền Trung và Tây Nguyên cho rằng, hư hỏng trên đến từ nguyên nhân khách quan. Cụ thể, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hư hỏng là do ảnh hưởng của cơn bão số 5 xảy ra trong năm 2020, cuốn bay mất một phần mái tôn khiến nước mưa thấm xuống nhiều miếng trần gỗ ốp trên phần rìa mái ngoài của nhà hát.

Do tấm tôn dùng để lợp mái là tôn đặc chủng, thời gian đặt hàng khá lâu. Thời điểm vừa qua trúng vào dịp tết và dịch bệnh nên việc huy động thợ gặp khó khăn. “Chúng tôi cũng sốt ruột mong làm sớm. Hiện đã bắc giàn giáo để triển khai khắc phục. Chúng tôi sẽ cố gắng xúc tiến sớm và yêu cầu đơn vị tư vấn để gia cố lại, đảm bảo sức chống chịu tốt hơn trong các đợt thiên tai sau này”, ông Quang khẳng định.

Ông Hoàng Thanh Sơn, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế xác nhận, hư hỏng trên là do sự cố thiên tai, mưa bão và phía học viện, ban quản lý cũng như các nhà thầu đều chủ động vào cuộc để giải quyết. “Công trình vẫn trong giai đoạn bảo hành. Khi sự cố xảy ra, các bên đã tích cực tìm phương án xử lý”, ông Sơn cho hay.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đừng để "cái khó bó cái khôn"

Ở Huế có khá nhiều cây cầu được xây dựng từ khá lâu, đang xuống cấp, hư hỏng, chỉ được duy tu, sửa chữa hàng năm - Việc làm mà theo cơ quan, đơn vị quản lý - chỉ mang tính tạm thời, bởi nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao.

Đừng để cái khó bó cái khôn
Tăng chất lượng cảnh báo với các công trình cầu đường trước thiên tai

Những ngày qua, liên tiếp các cơn bão đã đổ bộ vào nước ta gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống; trong đó, bảo đảm giao thông thông suốt là nhiệm vụ cấp bách. Nhất là trong bối cảnh diễn biến của bão và hoàn lưu bão gây nguy cơ sập các cầu yếu, cầu đã xây dựng lâu năm.

Tăng chất lượng cảnh báo với các công trình cầu đường trước thiên tai
Nguy cơ sạt lở tại công trình Tỉnh lộ 15 rất cao

Thực trạng trên là điều mà chúng tôi ghi nhận vào trưa 19/9 tại công trình nâng cấp Tỉnh lộ (TL) 15 (TX. Hương Thuỷ), là thời điểm nhiều địa phương trong tỉnh đang phòng chống cơn bão số 4 ở khu vực miền Trung.

Nguy cơ sạt lở tại công trình Tỉnh lộ 15 rất cao

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top