ClockThứ Tư, 24/10/2018 18:42

Sẽ triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn và cảnh quan cho cầu đi bộ gỗ lim

TTH.VN - Chưa bàn giao và chính thức đi vào hoạt động song đường đi bộ lát gỗ lim trên sông Hương vẫn thu hút nhiều người đến tham quan ngắm cảnh. Tuy Ban quản lý đã đặt bảng thông báo cũng như chặn mọi lối đi nhưng nhiều người vẫn vượt rào vào bên trong bằng mọi cách.

Cầu đi bộ lát gỗ lim nhộn nhịp trước ngày khánh thànhVết rạn chân chim không ảnh hưởng đến kết cấu

Nhiều bạn trẻ trèo qua tường thành để xuống cầu đi bộ

Theo ghi nhận của Thừa Thiên Huế Online, nhiều ngày qua, rất đông người dân hiếu kỳ tìm đến đường đi bộ dọc sông Hương khi những hình ảnh "check in" con đường này xuất hiện nhiều trên mạng xã hội trước đó.

Thời điểm này, công trình vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, chưa chính thức đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, hơn một tuần nay, tầm 16-17h chiều cho đến tối, hàng trăm lượt người tìm ra phố cầu đi bộ được lát bằng gỗ lim để tham quan. Một số người trong đó đa số là giới trẻ đã nhảy lên tường thành tìm cách xuống cầu đi bộ.

Không dừng lại đó, những người này còn đem theo thức ăn, nước uống đựng trong bịch nhựa, túi ni lông… và xả xuống ngay mặt đường, trong bồn cây trang trí. “Không ngờ ý thức của một số người lại tệ thế. Người ta làm nên cây cầu để tạo nên khung cảnh đẹp, giúp cộng đồng có điểm đến thân thiện nhưng không hiểu tại sao họ lại hành động kém vậy”, một người dân thốt lên khi nhìn thấy những đống rác tấp trên mặt cầu đi bộ.

Theo ban quản lý dự án, một số người dân và du khách vẫn hiếu kỳ và treo qua tường rào đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu để vào tham quan và xả rác bừa bãi ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quang cầu

Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án Koica – đơn vị thực hiện cầu đi bộ, ông Nguyễn Việt Bằng cho biết, mặc dù các hạng mục công trình cầu đi bộ lát gỗ lim đã hoàn thành, song do hệ thống điện chiếu sáng trong khuôn viên cầu chưa hoàn thiện và đang lắp đặt dở dang nên chưa thể cho người dân và du khách vào tham quan vì không đảm bảo an toàn.

Hiện đơn vị thi công đã rào chắn kiên cố các lối dẫn ra cầu đi bộ, song một số người dân và du khách vẫn hiếu kỳ và treo qua tường rào đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu để vào tham quan và xả rác bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan cầu.

Trước thực trạng nói trên, ông Bằng cho hay, Ban quản lý đã tạo điều kiện cho người dân và du khách vào tham quan cầu trước khi cầu đi bộ chính thức khánh thành, song do số lượng khách đến tham quan quá đông cộng với nhu cầu chụp ảnh, ăn uống tại chỗ khá lớn đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Mặt khác, hiện hạng mục thi công lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng đang khẩn trương thi công nên hệ thống dây điện, thiết bị vẫn còn ngổn ngang trên cầu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và nguy hiểm đến tính mạng người dân nên UBND TP. Huế đã chỉ đạo các đơn vị thi công đặt biển cấm kiến cố tại các lối dẫn xuống cầu để cảnh báo và hạn chế đi lại.

Ông Bằng khẳng định, sau khi hoàn thành các hạng mục thi công hệ thống điện, BQL sẽ mở cửa lối vào để du khách đến tham quan, đồng thời triển khai các giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan cho cầu đi bộ.

Hạng mục thi công lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng đang khẩn trương thi công nên hệ thống dây điện, thiết bị vẫn còn ngổn ngang trên cầu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Cầu đi bộ có tổng mức đầu tư 52,9 tỷ đồng, dự án do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại 100% chi phí thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam.

Cầu có diện tích 2.443m2, có kết cấu bê tông cốt thép, rộng 4m, sàn lát gỗ lim và có hệ thống thoát nước sàn gỗ của cầu. Công trình bến thuyền bao gồm sàn bê tông cốt thép các cọc neo thuyền, sân khấu biểu diễn ngoài trời bao gồm sàn bê tông cốt thép và hệ thống ghế ngồi.

Dự kiến cuối tháng 10/2018, đơn vị tư vấn Hàn Quốc sẽ nghiệm thu, bàn giao và dự kiến trong tháng 12/2018 sẽ khánh thành, đưa vào hoạt động sau khi các hạng mục chỉnh trang hai bên bờ sông Hương hoàn chỉnh nhằm tạo cảnh quang hài hòa cho khu vực hai bên bờ sông Hương.

Tin, ảnh: P. Thành - T. Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển mùa

Đã qua tiết thu phân. Ngọn gió ngoài sông phả về hơi lạnh nghe ra mùi hương đất đai kỳ hoai ủ. Con nhóc giờ này năm xưa rén nhẹ bước chân vo bơ gạo độn khoai, rang thêm mẻ hạt dầu với ruốc. Một phần cho mẹ ra đồng, phần nữa con theo đám các bà dì đi qua chợ huyện rồi đến trường học. Những ngọn đồi mù mịt trong mưa. Đứa trẻ mắt nhắm mắt mở thấy mình mãi vòng quanh không qua hết bìa rừng... Nó ứa nước mắt thèm ngủ vùi trong mùi lá còn vương.

Chuyển mùa
Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…
Mùa trái chín

Sau những cơn dông ngột ngạt hơi nóng của đất và cỏ mục, tiết trời chuyển thu như chỉ sau một đêm về sáng. Nghe trong tiếng vạc kêu khuya kéo theo làn sương mỏng về bên sông. Những khu vườn như vàng lên theo từng gân lá. Bình minh rộng mở. Không gian dìu dịu màu nắng và mùi hương hoa cỏ, trái chín. Mặt nước sông Hương nhuộm sắc trời thiên thanh. Phố quanh quanh, làng tiếp nối cho đến tận đường viền của ngọn núi Phụng mơ hồ một màu tím trong mây nhạt.

Mùa trái chín

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top