ClockThứ Năm, 09/02/2023 06:24

Tạo thuận lợi cho giao thông liên vùng

Gỡ “nút thắt” khúc ruột miền Trung - Kỳ 1: Những con đường khát vọng‘Bứt phá’ giải ngân các dự án giao thôngGiảm áp lực giao thông khu vực nội thành HuếTăng tốc thi công các dự án giao thông trọng điểm

Khá nhiều tin vui liên quan đến hệ thống giao thông trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong năm mới 2023. Vào những tháng cuối năm 2022, nhiều công trình, dự án giao thông trọng điểm đã tạo dấu ấn mới ở địa phương, như khởi công xây dựng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương có quy mô đầu tư hơn 2.281 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 1 hơn 1.855 tỷ đồng; khánh thành đưa vào sử dụng cao tốc Cam Lộ - La Sơn với tổng giá trị hơn 7.600 tỷ đồng; tăng tốc hoàn thiện dự kiến đưa nhà khách T2 Cảng hàng không Quốc tế (HKQT) Phú Bài có giá trị đầu tư hơn 2.250 tỷ đồng vào hoạt động cuối quý 1/2023... Với các công trình, dự án này cho thấy, giao thông liên vùng ở Thừa Thiên Huế hiện nay, cũng như thời gian đến có nhiều đột phá, thuận tiện hơn.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn khánh thành tạo thuận lợi cho giao thông liên vùng. Ảnh: L.Q

Hiện có hàng loạt công trình, dự án giao thông lớn đang và tiếp tục triển khai, như đường biển và cầu Thuận An; đường vành đai 3, kết nối từ thị xã Hương Trà qua TP. Huế và thị xã Hương Thủy; đường Tố Hữu nối dài từ TP. Huế về cảng HKQT Phú Bài; đường Phong Điền - Điền Lộc; đường chợ Mai - Tân Mỹ; đường Phú Mỹ - Thuận An; đường phía Tây phá Tam Giang - Cầu Hai (đoạn Phú Mỹ - Phú Đa)...

Sự phát triển các tuyến đường liên vùng nêu trên cũng đòi hỏi hệ thống giao thông công cộng (GTCC), nhất là các tuyến xe buýt nội, ngoại tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho người dân lưu thông, hạn chế xe cá nhân đi vào các khu đô thị, thành phố.

Những năm qua, Thừa Thiên Huế rất quan tâm đến việc phát triển hệ thống GTCC, trong đó đã nâng cấp đầu tư phát triển hệ thống xe buýt liên vùng. Đến thời điểm này, ngoài tuyến xe buýt liên tỉnh Huế - Đà Nẵng, đã có hơn 20 tuyến xe buýt từ trung tâm TP. Huế đến địa bàn vùng sâu, vùng xa ở các huyện, thị xã với nhiều đơn vị tham gia, như Công ty CP Xe khách Thừa Thiên Huế; HTX Vận tải Phú Lộc; Công ty CP Vận tải xe khách Phương Trang - Chi nhánh Huế...

Có thể thấy, trong quá trình hoạt động dù hệ thống xe buýt trên địa bàn tuy còn nhiều điểm hạn chế, bất cập, nhưng đã tạo nhiều thuận lợi cho người dân đi lại... Tuy nhiên, thời gian qua vì nhiều lý do như: dịch COVID-19 phức tạp, số lượng xe buýt đạt chuẩn chưa nhiều, thời gian chờ đợi còn lâu, chưa có tuyến xe trợ giá… nên số lượng hành khách lựa chọn đi xe buýt vẫn ở mức chưa đạt như mong muốn.

Triển khai xây dựng đường Nguyễn Hoàng và cầu Vượt sông Hương giai đoạn 1

Với những điểm khuyết hiện nay của hệ thống xe buýt, trong dịp cuối năm 2022, đại diện lãnh đạo Sở GTVT thừa nhận thực tế còn những bất cập. Lãnh đạo Sở GTVT cho rằng, dù ngành luôn quan tâm, phối hợp các ban, ngành quan xây dựng, ban hành bộ khung tiêu chí chất lượng dịch vụ vận tải các tuyến xe buýt nội tỉnh, cũng như tuyến buýt liên tỉnh để chấn chỉnh, duy trì chất lượng dịch vụ... Các DN, đơn vị quản lý đã cam kết, song vẫn "khoán trắng" cho chủ phương tiện. Để tối đa hóa lợi nhuận, những chủ xe này điều phối xe hoạt động sai lịch trình, thời gian biểu chạy xe; thường xuyên bỏ phiên, bỏ chuyến vào giờ thấp điểm; khi phương tiện cũ, xuống cấp cũng chưa mặn mà đầu tư mới...

Để duy trì, phát triển hệ thống xe buýt, ngành chức năng cần có giải pháp mạnh mẽ hơn. Trước mắt vẫn là các giải pháp thu hút người dân đi xe buýt. Muốn vậy, ngoài nâng cao chất lượng phương tiện, chất lượng phục vụ, tăng số xe, giảm thời gian chờ đợi còn phải có chính sách giảm giá vé cho khách hàng thường xuyên, học sinh, sinh viên... và có nhiều lộ trình kết nối nhiều địa phương, "phủ sóng" các đến các khu công nghiệp, khu kinh tế để thu hút cán bộ, công nhân làm việc xa nhà tham gia.

Hiện nay, Sở GTVT đang triển khai đề án "Điều chỉnh phương thức hoạt động, tối ưu hóa hành trình các tuyến GTCC bằng xe buýt trên địa bàn (giai đoạn 2) để sắp xếp thêm 18 tuyến (trong đó có 2 tuyến ngoại tỉnh Huế - Quảng Trị và Huế - Đà Nẵng). Việc triển khai đề án này hợp lý đi vào cuộc sống, ngành chức năng cần gắn giải pháp quy hoạch mạng lưới GTCC lâu dài, kết nối thêm với các tuyến đường liên vùng ở địa phương để khi các công trình, dự án giao thông trọng điểm nói trên hoàn thành, hệ thống xe buýt cũng kịp thời "bao phủ", đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong, ngoài địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bài, ảnh: SONG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

TIN MỚI

Return to top