ClockThứ Ba, 08/10/2019 20:00

Tập trung chỉnh trang đô thị và di dời dân cư Kinh thành Huế

TTH - Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với UBND TP. Huế và các sở, ban ngành liên quan đến dự án (DA) di dời dân cư giai đoạn 1 khu vực di tích Kinh thành Huế và bàn giải pháp chỉnh trang đô thị Huế diễn ra sáng 8/10.

Giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh thành: Phải tính đến trường, lớp cho trẻCần thêm 1.780 tỷ đồng chi trả, bồi thường hỗ trợ cho người dân Kinh thành HuếHĐND tỉnh bàn về nguồn lực di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế

Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh báo cáo tiến độ và công tác xây dựng các khu tái định cư dự án di dời dân cư ra khởi Kinh thành Huế

Đẩy nhanh tiến độ

Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 2/2019 với tổng mức đầu tư  trên 4.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 triển khai từ năm 2019- 2021, bao gồm 2.938 hộ khu vực Thượng thành, Eo bầu, Hộ thành hào và Tuyến phòng lộ với kinh phí giải phóng mặt bằng 1.880 tỷ đồng, xây dựng các khu tái định cư 946 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh, hiện công tác kiểm đếm tài sản đối với 523 hộ dân khu vực Thượng thành đã hoàn tất, chủ đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng 2 khu tái định cư và sẽ tổ chức bốc thăm giao đất, chi trả đền bù trước ngày 15/11, đến cuối tháng 11/2019 sẽ triển khai di dời. Cùng với công tác di dời đợt 1 đối với 523 hộ Thượng thành, thành phố đang tập trung cho công tác xác nhận hồ sơ, thẩm định tài sản, áp giá bồi thường và các thủ tục cần thiết, phấn đấu trước ngày 31/12/2020 sẽ hoàn tất việc chi trả đối với gần 2.500 hộ dân còn lại của giai đoạn 1. 

Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ di dời dân cư giai đoạn 1, hiện UBND TP. Huế đã đang triển khai các DA chỉnh trang hai bờ sông Hương (HBSH) và cửa ngõ Bắc Nam để xứng tầm là đô thị trung tâm, đô thị động lực của tỉnh. Theo báo cáo, hiện thành phố đã và đang thực hiện 5 DA chỉnh trang với tổng vốn đầu tư trên 54 tỷ đồng, bao gồm chỉnh trang công viên (CV) HBSH với hạng mục đường đi bộ kết nối từ cầu Trường Tiền đến Bảo tàng Hồ Chí Minh, chỉnh trang khu đất tại 11 Lê Lợi và dải đất từ cầu Phú Xuân đến điểm kết thúc cầu đi bộ gỗ lim, chỉnh trang CV Thương Bạc và CV vườn Mai.

Ngoài các DA chỉnh trang lớn đã và đang triển khai, để tạo bộ mặt khang trang, sạch, sáng cho đô thị trung tâm, thành phố đang lập kế hoạch triển khai thêm các DA chỉnh trang CV với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 85 tỷ đồng, như chỉnh trang CV Lý Tự Trọng, An Hòa, Phú Xuân, Kim Long; đồng thời xây dựng phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu vực Cồn Dã Viên, khu vực 2 Đàn Nam Giao, DA điện chiếu sáng CV HBSH…

Hạ tầng khu tái định cư Hương Sơ sắp sửa hoàn thành

Phải di dời trước 31/12/2020

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, di dân khu vực Kinh thành Huế là DA di dân lịch sử, đề nghị sự vào cuộc quyết liệt của các ban ngành, trong đó Chủ tịch UBND TP. Huế, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phải chủ trì, phối hợp với các ban ngành chức năng, các địa phương khẩn trương vào cuộc. Liên quan đến đời sống người dân, phải giải quyết thấu tình đạt lý, đảm bảo hài hòa lợi ích cho dân và yêu cầu các địa phương, đơn vị hỗ trợ tối đa công tác di dời, bố trí nhà ở tạm cư và an sinh khi đến nơi ở mới.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, khu tái định cư giai đoạn 1 phải xây dựng thành khu dân cư mẫu, hoàn thiện hạ tầng cơ sở, bổ sung cây xanh để người dân yên tâm di dời, tạo động lực để tiếp tục vận động các hộ dân còn lại của DA. Đối với 75 hộ nghèo không có điều kiện xây dựng nhà ở, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ theo khung chính sách gần 150 triệu đồng, thành phố kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ để xây dựng nhà ở với mức dưới 225 triệu đồng/nhà; phải xác định thời gian chi trả đền bù, bàn giao và hỗ trợ cho người dân gửi lại đồ đạc trong thời gian thi công nhà ở, song phải có biên bản cụ thể nhằm tránh tình trạng tái lấn chiếm, đồng thời không phó mặc cho người dân khi chuyển đến nơi ở mới, phải hỗ trợ hạ tầng, điện, nước trong điều kiện có thể để bà con yên tâm và ổn định cuộc sống.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phải lên phương án cụ thể sau khi tiếp nhận khu đất trong việc bảo quản đồ đạc, quản lý trật tự xã hội và đề phòng trường hợp tái lấn chiếm, xuất hiện tệ nạn xã hội. Đối với DA di dời gần 2.500 hộ dân còn lại của giai đoạn 1, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thành phố lên kế hoạch cụ thể theo từng phân đoạn, trong đó phải hoàn tất việc chi trả và di dời trước 31/12/2020 lấy kinh nghiệm di dân Thượng thành để áp dụng cho Eo Bầu, Tuyến phòng lộ và Hộ thành hào.

Bố trí 50 tỷ chỉnh trang đô thị Huế

Liên quan đến các DA chỉnh trang đô thị Huế trong năm 2020 và thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thành phố phải tăng cường công tác kêu gọi đầu tư, xã hội đầu tư các DA chỉnh trang CV, đường đi bộ, điện chiếu sáng; khai thác các nguồn vốn từ quảng cáo; trong đó chỉnh trang đồng bộ không gian HBSH, phát triển dịch vụ ở khu vực phía Nam, chú trọng đến kiến trúc đô thị đường Lê Lợi nhằm tạo điểm nhấn cho đô thị trung tâm.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, việc đầu tư hệ thống điện chiếu sáng phải hài hòa từ màu sắc, công trình, ưu tiên hoàn chỉnh tuyến đường đi bộ phía Nam và Bắc sông Hương để khai thác tuyến đường đi bộ cầu Trường Tiền vào ban đêm; mở rộng phố đi bộ phía Nam, khu vực xung quanh Đại Nội và sắp xếp lại các tượng đài trên địa bàn. Năm 2020, tỉnh sẽ hỗ trợ khoảng 50 tỷ đồng để thành phố đầu tư chỉnh trang đô thị, trong đó trước mắt sẽ tập trung chỉnh trang các CV Lý Tự Trọng, An Hòa, An Viên; đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, bãi đỗ xe và ưu tiên hạ tầng giao thông tĩnh. Song song với công tác đầu tư chỉnh trang, không được tổ chức dịch vụ trong các CV, đồng thời xây dựng phương án quản lý các CV, điểm xanh sau khi đã đầu tư chỉnh trang, cải tạo nhằm tạo ra địa điểm tham quan, vui chơi giải trí cho người dân và du khách.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương:
Được công nhận đạt các tiêu chuẩn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

Ngày 4/9, Bộ Xây dựng đã có Quyết định 844 công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt các tiêu chuẩn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

Được công nhận đạt các tiêu chuẩn phát triển cơ sở hạ tầng đô thị
Phun sơn, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

Dưới chân cầu, đến các hàng rào tôn vây quanh các công trình xây dựng, bờ tường; thậm chí những tấm cửa kéo của nhà dân… đã bị các đối tượng vẽ bậy tấn công gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Không khó để bắt gặp những hình ảnh vẽ bậy đó ngay giữa lòng đô thị Huế - nơi mà mọi người đang chung tay gìn giữ với tiêu chí xanh – sạch – sáng.

Phun sơn, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị
Khánh thành 5 trạm nhà chờ và cấp nước uống miễn phí tại các điểm du lịch

Sáng 28/7, Dự án (DA) “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam) và được tiếp nhận bởi UBND TP. Huế, phối hợp với Sở Du lịch tổ chức khánh thành 5 trạm nhà chờ và máy cấp nước uống miễn phí tại các điểm du lịch chùa Thiên Mụ, phố cổ Bao Vinh, cầu Bán nguyệt - bến Me, đồi Vọng Cảnh, sới vật làng Sình (TP. Huế).

Khánh thành 5 trạm nhà chờ và cấp nước uống miễn phí tại các điểm du lịch
Vượt thách thức trong phát triển đô thị

Khi Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì diện tích của đô thị Thừa Thiên Huế là rất lớn. Điều này đặt ra nhiều thách thức.

Vượt thách thức trong phát triển đô thị

TIN MỚI

Return to top