ClockThứ Sáu, 31/05/2019 14:24

Cần thêm 1.780 tỷ đồng chi trả, bồi thường hỗ trợ cho người dân Kinh thành Huế

TTH.VN - Sáng 31/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có bài phát biểu tham gia đóng góp ý kiến tại Quốc hội về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội. Vấn đề trọng tâm ông Phan Ngọc Thọ thay mặt cử tri tỉnh gửi đến nghị trường là mong muốn Quốc hội ủng hộ, Chính phủ hỗ trợ cho Thừa Thiên Huế khoảng 1.780 tỷ đồng để chi trả, bồi thường hỗ trợ cho người dân Khu vực 1 Kinh thành Huế.

ASEAN chung tay chống rác thải nhựa đại dươngSự thật tàn khốc: 90,5% phế phẩm nhựa không được tái chếBốn nước châu Á hứa dọn rác nhựa trên biểnQuốc hội tiếp tục thảo luận các giải pháp phát triển kinh tế - xã hộiCải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, loại bỏ lợi ích nhómKêu gọi xã hội tham gia mạnh mẽ hơn trong ngăn chặn bạo lực gia đìnhQuốc hội thảo luận về thực hiện kế hoạch kinh tế -xã hội

Ông Phan Ngọc Thọ phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 31/5

Có chính sách thu hút nhà đầu tư có thương hiệu

Ông Phan Ngọc Thọ thống nhất cơ bản báo cáo của Chính phủ tổng quan đánh giá thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2019 và một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.

“Trong bối cảnh tác động của tình hình kinh tế thế giới, dịch bệnh gia súc diễn biến phức tạp, khí hậu nắng hạn gay gắt trên diện rộng, Chính phủ và các Bộ, ngành đã tập trung chỉ đạo, nhiều giải pháp kịp thời được triển khai với tinh thần “bứt phá” trong phát triển, tiếp tục khẳng định quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng suất, hiệu quả, năng lực cạnh tranh quốc gia” - ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.

Đóng góp ý kiến về kinh tế - xã hội, ông Phan Ngọc Thọ cho rằng, nước ta đang có một cơ hội lớn thu hút đầu tư từ các nước trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn chưa có hồi kết, Hiệp định CPTPP đã có hiệu lực mà Việt Nam là một thành viên; việc thu hút vốn FDI tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm 2019 đòi hỏi Chính phủ, Bộ, ngành cần khẩn trương đánh giá chính sách thu hút đầu tư, tác động đầu tư phát triển sản xuất trong mối quan hệ hình thành chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, tác động phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, đặc biệt đầu tư tại các khu kinh tế biển, giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực.

Theo ông Phan Ngọc Thọ, Quốc hội, Chính phủ cần có chính sách thu hút nhà đầu tư có thương hiệu, có công nghệ cao, thân thiện môi trường… với nguyên tắc không bỏ qua cơ hội thu hút đầu tư nhưng đảm bảo phát triển bền vững, hình thành những lĩnh vực sản xuất mũi nhọn, chủ lực của nền kinh tế quy mô quốc gia và quốc tế.

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh với hệ thống kiểm tra lưu lượng xe trên đường

Cùng với đó, cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế số là chủ trương lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số vẫn còn chậm triển khai, chưa kịp thời từ chủ trương đến hành động vẫn còn khoảng cách về cả nhận thức cũng như tổ chức thực hiện.

“Đề nghị Chính phủ có lộ trình cụ thể để thực hiện chuyển đổi số, trước hết tập trung các lĩnh vực, ngành trọng điểm đảm bảo hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia, thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn” - ông Phan Ngọc Thọ đề xuất.

Có giải pháp giảm ô nhiễm rác thải nhựa

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại lễ phát động phong trào nói không với sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần

Ô nhiễm môi trường do rác thải đặc biệt là rác thải nhựa đang thực sự là vấn nạn toàn cầu, trong đó Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực với nguy cơ và thực trạng ô nhiễm do rác thải đang diễn ra hàng giờ, hàng ngày. Rất cần có những giải pháp, hành động quyết liệt nhằm thay đổi nhận thức cũng như chế tài đủ mạnh để hạn chế rác thải ra môi trường, đặc biệt rác thải nhựa trong sản xuất cũng như trong tiêu dùng.

Tôi đánh giá rất cao Thủ tướng Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách và kêu gọi cả nước chung tay giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Đây là một trong những chủ trương được cử tri, dư luận cả nước đồng tình, ủng hộ. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã hưởng ứng chủ trương này thông qua việc triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Nói không với túi nylon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, “Nhặt 1 cọng rác, bạn đã làm Huế sạch hơn” và bước đầu đã làm thay đổi, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị Chính phủ tăng cường các chính sách thu hút hỗ trợ cho hoạt động xử lý rác thải, chính sách ưu đãi cho các hoạt động dịch vụ môi trường, có chính sách quốc gia về hạn chế và cấm dùng các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần đối với một số sản phẩm, cũng như chính sách hỗ trợ các đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng các bao bì thân thiện với môi trường.

Đẩy mạnh đấu tranh với tội phạm ma túy

Công an tỉnh đột kích một quầy bar trên địa bàn TP. Huế bắt giữ các đối tượng sử dụng ma túy

Tệ nạn xã hội, tội phạm xã hội có xu hướng gia tăng và phức tạp, đối tượng phạm tội có xu hướng trẻ hoá. Mặc dù, các lực lượng chức năng đã tập trung xử lý nhiều vụ án nghiêm trọng về giết người, buôn bán ma tuý nhưng tình hình tội phạm xã hội vẫn diễn biến phức tạp về phạm vi, mức độ đang là nỗi lo lắng, bất an của người dân.

Đề nghị Bộ Công an, Bộ Y tế cần rà soát, đánh giá và tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nhất là tội phạm ma tuý, có sự phối hợp linh hoạt giữa ngành Y tế, Công an, Toà án trong việc quyết định đưa các đối tượng nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện, một ngày người nghiện chưa được quản lý, giám sát thì ngày đó người dân vẫn còn bất an và còn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người nghiện.

Thực hiện ước mơ “An cư lập nghiệp” bao đời

Người dân Thượng Thành hiện tại rất cần được sớm di dời

Trình bày trước Quốc hội, ông Phan Ngọc Thọ cho biết, công tác di dời dân cư Khu vực I, Kinh thành Huế đã được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thực hiện giai đoạn 2019 – 2021, người dân khu vực di dời phấn khởi, vui mừng được sự quan tâm của Chính phủ, Quốc hội.

Đến nay, UBND tỉnh đang triển khai các công việc liên quan giải phóng, di dời với tinh thần khẩn trương, quyết liệt và trách nhiệm cao. Dự kiến, trong tháng 9/2019 sẽ hoàn thành khu tái định cư và thực hiện di dời các hộ thuộc Khu vực 1 Kinh thành Huế trong tháng 10/2019.

Tuy nhiên, chi trả cho người dân lên đến 1.880 tỷ trong giai đoạn 2019 – 2021 là quá lớn so với khả năng ngân sách địa phương. Đến nay Chính phủ mới bố trí 100 tỷ đồng. Ngân sách địa phương tập trung cho việc xây dựng khu tái định cư. Vì vậy, sẽ rất khó khăn trong triển khai thực hiện kế hoạch bồi thường trong giai đoạn 2019 – 2021 với quy mô dinh dời 2.950 hộ như cam kết với người dân. Nếu không được Quốc hội, Chính phủ hỗ trợ kinh phí còn thiếu khoảng 1.780 tỷ đồng trong giai đoạn này để chi trả, bồi thường hỗ trợ cho người dân.

“Bà con khu vực di dời rất mong muốn tiếp tục được sự quan tâm của Chính phủ, Quốc hội để thực hiện ước mơ “An cư lập nghiệp” bao đời nay, góp phần trách nhiệm bảo vệ di sản quốc gia, tạo cảnh quan môi trường cho Cố đô Huế” - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tái khẳng định mong muốn của chính quyền và Nhân dân tỉnh về chủ trương di dời dân cư Khu vực I, Kinh thành Huế.

Thái Bình (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top