ClockChủ Nhật, 21/02/2021 09:58

Thiếu hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp

TTH - Tại KCN Phú Bài, dù tỷ lệ lấp đầy chưa cao, nhưng đã được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung quy mô lớn với công suất 2 giai đoạn là 6.500m3/ngày đêm.

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thôngCử tri TP. Huế quan tâm đến hạ tầng giao thông

 quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh tại các cơ sở sản xuất

Toàn tỉnh hiện có 84 làng nghề, 9 cụm công nghiệp (CN), 2 khu kinh tế, 6 khu công nghiệp (KCN) thu hút nhiều dự án đang hoạt động. Việc phát triển KCN, cụm CN, làng nghề bên cạnh các mặt tích cực như, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động… còn nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường.

Dù chưa phát triển mạnh, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường về nước thải, chất thải, khí thải, tiếng ồn đã phát sinh tại một số cơ sở sản xuất của KCN Phú Bài, cụm CN Thuỷ Phương, KCN Phong Điền, KCN Phú Đa…Qua thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) định kỳ hoặc đột xuất tại một số cơ sở như sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may… , Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính và đưa ra các yêu cầu, biện pháp khắc phục hậu quả đối với những đơn vị được thanh tra.

Thời gian qua, hầu hết các cụm CN được hình thành nhằm phục vụ nhu cầu di dời các cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu vực dân cư, hay nói đúng hơn nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường trong khu dân cư và các dự án đầu tư sản xuất các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống có quy mô nhỏ gắn với vùng nguyên liệu và nguồn lao động của địa phương. Vì vậy, việc phát triển còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch phát triển chung và quy hoạch chi tiết để làm cơ sở đầu tư xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Không riêng các cụm CN, ngay cả các KCN, doanh nghiệp (DN) phải tự lo toàn bộ quá trình xây dựng hạ tầng riêng cho đơn vị mình hoặc các chủ đầu tư thực hiện xây dựng hạ tầng theo hình thức cuốn chiếu, đường sá đến đâu, đầu tư đến đó. Tỷ lệ cây xanh, hệ thống xử lý nước thải nội bộ, hệ thống thoát nước mưa… vẫn chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ.

Tuy còn tồn tại những bất cập, nhưng theo đánh giá của cơ quan chức năng, so với các KCN ở các tỉnh, thành khác, tình hình môi trường ở các KCN trên địa bàn tỉnh đều đang nằm trong tầm kiểm soát, có thể giải quyết kịp thời nếu có sự cố xảy ra; hơn nữa, mức độ ô nhiễm chưa đến mức báo động như những nơi khác.

Tại KCN Phú Bài, dù tỷ lệ lấp đầy chưa cao, nhưng đã được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung quy mô lớn với công suất 2 giai đoạn là 6.500m3/ngày đêm. Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô cũng đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung. Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại (CTNH) tại các KCN, khu kinh tế đều được thu gom, xử lý đảm bảo. Tiến bộ rõ nét nhất trong thực hiện quy định về BVMT đối với CTNH của các doanh nghiệp (DN) là khoảng 5 năm trở lại đây, từ khi Chi cục Bảo vệ môi trường hướng dẫn các chủ nguồn phát thải CTNH kê khai, đăng ký cấp sổ chủ nguồn thải và triển khai đề án thu gom và xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh, công tác quản lý CTNH tại các khu sản xuất đã đi vào nền nếp, đảm bảo đúng quy định, vệ sinh môi trường.

Mối quan tâm hiện nay là tỉnh đang kêu gọi nhà đầu tư tập trung xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung phục vụ xử lý tại 5 KCN còn lại: Phong Điền, Tứ Hạ, La Sơn, Phú Đa, Quảng Vinh. Bên cạnh đó, đơn vị quản lý cũng chú trọng khuyến khích các DN tiếp cận và ứng dụng những giải pháp kỹ thuật, công nghệ sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất và nêu cao ý thức BVMT cho người lao động.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc TP. Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Ngày 13/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp với Trường THPT Thừa Lưu (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) tổ chức hội thi “Rung Chuông vàng” tìm hiểu về lịch sử 80 năm của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) và 60 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nâng cao nhận thức cho giới trẻ trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp

TIN MỚI

Return to top