ClockThứ Hai, 18/12/2023 06:49

Thoát nước cho khu đô thị mới An Vân Dương

TTH - Nhằm hạn chế tình trạng ngập lụt cho các khu dân cư, về lâu dài quy hoạch ở khu đô thị mới An Vân Dương cần phải đảm bảo cho không gian nước hoặc thoát ra sông Hương, hoặc thoát về phía đông ra đồng ruộng.

An toàn thi công trên các tuyến giao thôngĐầu tư 1.085 căn nhà ở xã hộiGiải phóng mặt bằng: Thấu đáo, hài hòa nhưng cũng phải cương quyết

Nâng cao độ cho các tuyến đường trong khu đô thị mới An Vân Dương 

Đô thị sinh thái mặt nước

Thời quan gia, trên địa bàn KĐTM An Vân Dương, một số dự án (DA) quan trọng về thoát nước, chỉnh trang đô thị đã và đang được Ban Quản lý dự án (QLDA) Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) – dự án thành phần Thừa Thiên Huế triển khai thi công.

Cụ thể, DA kênh sinh thái trung tâm Khu A KĐTM An Vân Dương, sau khi hoàn thành sẽ tạo kênh mương mặt nước mới, kết nối sông Như Ý với sông Lợi Nông. Tuyến cống thoát nước chính của khu vực thuộc DA hoàn chỉnh tuyến đường Võ Nguyên Giáp đoạn nối ra các vị trí cửa xả hạ lưu trên sông Như Ý, sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ lưu, thoát nước mưa của khu vực, đặc biệt các khu chung cư trên địa bàn phường Xuân Phú như Xuân Phú, Vicoland, Aranya.

Ngoài ra, các DA đang triển khai như kênh thoát nước hói Vạn Vạn, cầu bắc qua sông Lợi Nông, hạ tầng kỹ thuật khu CX7, cạnh Aeon Mall đều có bổ sung gói thầu hợp phần mương thoát lũ.

Ông Nguyễn Trần Nhật Tuấn, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh đánh giá, với việc các DA triển khai đồng loạt trên địa bàn KĐTM An Vân Dương, có thể nhận thấy trong thời gian đến, hệ thống thoát nước các khu dân cư cũ, KĐTM từng bước được đầu tư đồng bộ, đảm bảo việc thoát nước theo quy hoạch và kết nối dẫn về hạ lưu các con sông. Về cơ bản sẽ góp phần giảm thiểu ngập lụt cho đô thị, cũng như cải thiện cảnh quan, tác động tích cực đến môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Bên cạnh đó, các DA khi hoàn thành cũng sẽ nâng cao năng lực chống chịu của đô thị và thích ứng với tình hình biến đối khí hậu hiện nay.

Theo Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh, KĐTM An Vân Dương được UBND tỉnh phê duyệt năm 2005 với ý tưởng xây dựng nên một KĐTM sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường. Trên cơ sở đó, việc xây dựng KĐTM đã nạo vét, khai thác, mở rộng các hệ thống mặt nước hiện có trong khu vực kết hợp với đào mới hệ thống kênh mương kết nối liên thông, bổ sung hệ thống hồ điều hòa, hồ tiêu nước, tạo không gian nước liên hoàn nhằm thoát nước tự nhiên theo hướng từ tây sang đông, đổ ra các đồng ruộng phía đông, từ đó đổ phía bắc ra biển.

Các nhánh sông Phát Lát, An Cựu, Như Ý, Phổ Lợi và kênh, hồ nhân tạo trong KĐTM An Vân Dương sẽ được kết nối với nhau và nối thông với sông Hương theo thế bàn tay xòe. Bên cạnh đó, quy hoạch đã dành nhiều không gian xanh, công viên, dải cây xanh cách ly, cùng với hệ thống không gian nước liên hoàn và hồ cảnh quan tạo ra một mô hình “Đô thị sinh thái mặt nước”.

 Đô thị Huế những ngày ngập lụt

Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng

Theo Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh, thời gian gần đây - đặc biệt là các đợt lũ lụt năm 2020, 2022, 2023, do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, mưa lũ nhiều kéo dài, nước biển dâng nên tác động không nhỏ đến KĐTM An Vân Dương nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Bên cạnh đó do tỉnh chưa đủ nguồn lực tài chính để đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch, chưa khơi thông mở rộng hệ thống sông, ngòi, mặt nước hiện có, chưa đầu tư mới hệ thống kênh mương, hồ điều tiết, hồ cảnh quan, cũng như không gian xanh cho hành lang thoát lũ nên chưa tạo được không gian nước liên hoàn.

Ngoài ra, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống giao thông chính chưa được đầu tư hoàn thiện, hệ thống thoát nước chưa được kết nối, hạ lưu chưa được đấu nối với cửa xả của các sông dẫn đến ngập lụt đô thị trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Trần Nhật Tuấn cho rằng, với vai trò là đơn vị quản lý địa bàn KĐTM An Vân Dương, thời gian qua, đơn vị đã và đang thực hiện các giải pháp như phối hợp với Sở Xây dựng, các cơ quan liên quan rà soát hồ sợ, khảo sát hiện trạng thoát nước trên địa bàn KĐTM An Vân Dương để kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực tổ chức lập quy hoạch cao độ nền, thoát nước mặt và thoát nước thải đô thị sau khi Đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế được phê duyệt.

Kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm kêu gọi đầu tư bằng nhiều nguồn lực khác nhau, hoặc phân kỳ đầu tư để phát triển không gian mặt nước trong KĐTM An Vân Dương, bao gồm đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khung, trong đó có hệ thống thoát nước đấu nối liên tục với hạ lưu; nạo vét, khơi thông mở rộng hệ thống sông ngòi hiện có, hệ thống kênh mương sinh thái và hồ tiêu năng…theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Trước mắt, Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh đề nghị các địa phương trên địa bàn KĐTM An Vân Dương phải tổ chức kiểm tra các khu vực có tình trạng nước mưa ứ đọng, ngập lụt cục bộ, tổ chức nạo vét, khơi thông các cống rãnh, mương và cửa xả hiện trạng, tránh tình trạng tắc nghẽn dòng chảy.

Yêu cầu chủ đầu tư các công trình đang thi công trên địa bàn phải có giải pháp thoát nước mưa tạm thời tránh tình trạng ngập úng cục bộ khu vực. Trong quá trình tham gia góp ý các hồ sơ thiết kế các DA liên quan chuẩn bị triển khai trên địa bàn KĐTM An Vân Dương thường lưu ý các chủ đầu tư việc nâng cấp các tuyến cống ngang đường phù hợp với quy hoach, nhất là lưu lý việc đảm bảo khẩu độ cống cho việc thoát nước thuận lợi tránh tình trạng ứ đọng khi có mưa.

Để phù hợp với định hướng phát triển, giúp KĐTM thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai, UBND tỉnh đã điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu A – KĐTM An Vân Dương. Theo đó, cao độ các tuyến đường ven sông, các tuyến đường nội bộ đi qua khu vực dân cư hiện hữu vẫn giữ nguyên cốt thiết kế san nền, giao thông như quy hoạch phân khu trước đây từ +2.1 đến +2.3, riêng các điểm nút giao với đường liên khu được điều chỉnh nâng cao độ cho phù hợp với quy hoạch chung của toàn khu vực.
Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top