ClockThứ Sáu, 18/12/2020 14:51

Thu hút đầu tư bất động sản có định hướng

TTH.VN - Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa sẽ là cơ hội để thu hút đầu tư là quan điểm của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại hội thảo “Bất động sản gắn với đô thị di sản Huế” được tổ chức ngày 18/12.

Kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-CubaPhát triển bảo hiểm xã hội bắt buộc gặp khó

Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát hiểu tại hội thảo

Tham dự hội nghị còn có đại diện các sở ngành cùng 300 đại biểu là các chuyên gia, công ty bất động sản trong và ngoài tỉnh. Hội thảo nhằm đánh giá những tiềm năng, thế mạnh, những chính sách ưu đãi; tìm giải pháp hữu hiệu, cơ chế đặc thù và truyền thông thu hút đầu tư để bất động sản Thừa Thiên Huế phát triển theo đúng định hướng, tầm nhìn, ổn định, lành mạnh và phát triển bền vững.

Cơ hội thu hút đầu tư

Bắt đầu từ năm 2016, thị trường bất động sản tại Huế liên tục có những bước phát triển vượt bậc. Các ngân hàng, các nhà đầu tư liên tục đạt được kết quả kinh doanh khả quan. Cũng trong thời gian này, thị trường bất động sản chính thức bước vào giai đoạn bùng nổ, đặc biệt là khu vực phía Đông Nam thành phố Huế thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và người dân khi trung tâm hành chính được chuyển về đây, hạ tầng kỹ thuật khu vực cũng dần được đầu tư hoàn chỉnh.

Thống kê từ Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh cho thấy, nếu như năm 2015 khu An Vân Dương chỉ có 32 dự án đã và đang triển khai, thì năm 2020 con số này đã tăng lên 64 dự án. Việc phát triển mạnh du lịch cộng với những chính sách cởi mở của tỉnh đã kích thích một làn sóng đầu tư mới vào lĩnh vực bất động sản. Một số dự án lớn trở thành tâm điểm của thị trường như: Khu đô thị Phú Mỹ An, Khu phức hợp Manor Crown, dự án Royal Park, dự án Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2 với giá bán từ 20-26 triệu đồng/m2

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Văn Phương, Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định mở rộng địa giới hành chính đô thị để hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực gồm: thị xã Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, xây dựng đô thị Chân Mây. Riêng mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Tặng hoa cho các đơn vị tài trợ

“Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa sẽ là cơ hội để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội. Một đô thị đặc thù được hình thành sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời giữ gìn được những nét đẹp, những giá trị về văn hóa. Người dân các địa phương, trong nước và quốc tế không chỉ đến Huế tham quan du lịch mà còn tìm kiếm các cơ hội hợp tác và gắn bó với Huế lâu dài”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kỳ vọng.

Bảo tồn để phát triển

Thực tế, việc giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển làm một số nhà đầu tư rất dè dặt, e ngại khi đến với Huế. Từ trước những năm 2015, thành phố Huế “thiếu vắng” những dự án đầu tư bất động sản có quy mô lớn. Trong khi đó, khu vực các đô thị mới manh nha chưa gắn kết được với đô thị trung tâm như một tổng thể nên chưa thể hấp dẫn nhà đầu tư. Thị trường bất động sản lúc bấy giờ gần như bị đóng băng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các chính sách thu hút đầu tư cũng như định hướng phát triển thị trường bất động sản dần thay đổi đã tạo nên cú hích trong thu hút đầu tư nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa, để cân bằng giữa bảo tồn và phát triển cần nhìn nhận đô thị di sản Huế không phải là di tích cố đô gắn với hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa đa dạng trên địa bàn, mà đây là một kinh đô lịch sử sống động, một thành tựu của nền kiến trúc cảnh quan Việt Nam. Phát triển bất động sản phải đảm bảo nguyên tắc bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn. Bảo tồn không trở thành lực cản, hạn chế sự phát triển, không phá vỡ di sản cần bảo tồn.

Hình hài đô thị Huế đang dần hiện hữu

Theo đó tỉnh cần xác định không gian phát triển đô thị mới để tập trung hình thành các dự án kêu gọi đầu tư phát triển bất động sản với quy mô lớn. Đồng thời phải xác định rõ khu vực không gian bản tồn, phục hồi và chỉnh trang cải tạo các công trình kiến trúc cảnh quan. Việc sớm hình thành bản đồ phát triển bất động sản sẽ góp phần hiện thực hóa chủ trương bảo tồn gắn với phát triển bất động sản nhanh, bền vững.

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, việc phát triển Thừa Thiên Huế thành đô thị di sản loại 1 trực thuộc Trung ương sẽ đem lại nhiều cơ hội cũng như nhiều thử thách cho việc phát triển các dự án bất động sản trong thời gian tới. Các nhà đầu tư cần chung tay với chính quyền trong việc vận động chính sách và xây dựng hạ tầng kết nối vùng để tạo nền tảng cho các hoạt động liên kết về kinh tế - xã hội; nắm bắt các cơ hội đầu tư xây dựng giúp Thừa Thiên Huế hình thành các khu đô thị đa bản sắc, phục vụ nhu cầu sống và làm việc đa dạng khác nhau của nhiều nhóm cộng đồng tại các khu đô thị. Về phía địa phương cần khuyến khích và thu hút những dự án đem lại các cơ hội việc làm, thu nhập cao trong tương lai; xây dựng chính sách khuyến khích nhà đầu tư ứng vốn đầu tư hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh cho cả trong và ngoài ranh giới dự án, các tuyến đường kết nối bao quanh, đổi lấy các ưu đãi về đầu tư và vận hành dự án.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Cho thuê chung cư Sky Garden 3 2 1 Phú Mỹ Hưng Khu đô thị Hồng Hạc Phú Mỹ Hưng Dự án Caraworld mở bánTrang thông tin batdongsancentral tin alma mới nhấtKênh mua bán đất nền lâm đồng Datnenlamdong.com.vn
Return to top