ClockThứ Bảy, 28/11/2020 06:30

Phát triển bảo hiểm xã hội bắt buộc gặp khó

TTH - Doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, không có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động mới đang là những thách thức cản trở việc phát triển bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc ở TP. Huế.

Mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpXử lý nghiêm nếu cầm cố sổ bảo hiểm xã hội

Nhiều doanh nghiệp khó khăn trong mùa COVID-19 (ảnh minh họa)

Giật mình với con số mà ngành BHXH đưa ra khi TP. Huế có 23.292 người (chiếm tỷ lệ 50%) lao động làm việc tại các đơn vị trên địa bàn chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Đặc biệt, có 784 đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN trên 6 tháng hoặc có số nợ trên 20 triệu đồng với số tiền 121.169 triệu đồng. Hệ lụy là rất nhiều trường hợp chưa được giải quyết chế độ mỗi khi gặp rủi ro trong lao động.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp không nhập được nguyên liệu sản xuất nên phải cắt giảm lao động, giảm giờ làm, hoạt động cầm chừng. Số lao động không tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc, gồm các trường hợp như lao động nghỉ việc không lương, lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ ốm… Trong khi, các đơn vị thuộc diện kiểm tra nằm rải rác, nhiều DN, đơn vị tư nhân, nhỏ lẻ mang tính chất gia đình, mùa vụ rất khó xác định.

Một số doanh nghiệp không đủ khả năng duy trì sản xuất, buộc phải tuyên bố phá sản, giải thể. Mặt khác, do sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động, cơ hội việc làm bị thu hẹp… nên “viện cớ” để đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền BHXH của người lao động, bằng cách tự thỏa thuận tăng lương và không đóng BHXH bắt buộc. Chị Nguyễn Hải Anh, lao động làm ở ngành may mặc chia sẻ, hàng hóa bữa ni không đều nên lương tiền thấp, còn phải đóng các khoản BHXH nữa thì chẳng biết lấy mô ra tiền mà trang trải. Thế nên, chúng tôi đề xuất với chủ doanh nghiệp xin “khất đóng” BHXH một thời gian…

Công nhân làm việc ở Khu công nghiệp La Sơn

Các doanh nghiệp đang bước vào khôi phục và ổn định sản xuất, để “bù đắp” số lao động tham gia BHXH bắt buộc đã sụt giảm. TP. Huế áp dụng nhiều phương pháp nhằm thu hồi nợ, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch. Trên cơ sở dữ liệu, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin phục vụ cho việc rà soát, phân tích, kiểm tra để có cảnh báo, đôn đốc, xử lý nếu có vi phạm; đồng thời, tập trung thanh tra chuyên ngành, kiểm tra đột xuất đối với các đơn vị có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT.

Tại buổi làm việc mới đây giữa ngành BHXH với UBND TP. Huế, Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh cho biết, sẽ có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể trực thuộc UBND TP tăng cường phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh để vận động người dân tham gia đóng BHXH, BHYT hộ gia đình. Chính quyền địa phương sẽ có những giải pháp căn cơ và có những chế tài phù hợp đối với những trường hợp chưa thực hiện nghiêm túc công tác tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Ông Minh nêu quan điểm, cần thiết công khai việc triển khai thực hiện công tác BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị trực thuộc  UBND thành phố trên kênh lãnh đạo điều hành thành phố; thống nhất thành lập các đoàn thanh tra liên ngành để tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động và BHXH; đồng thời, có biện pháp xử lý kịp thời đối với các đơn vị cố tình vi phạm.

Cũng theo Giám đốc BHXH tỉnh Nguyễn Viết Dũng, BHXH tỉnh sẽ phối hợp với Cục Thuế thống kê số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Sau đó, sẽ đến doanh nghiệp, đơn vị để thông báo, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện trích nộp vào quỹ hưu trí, tử tuất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Riêng đối với những đơn vị không chấp hành đóng BHXH, các cơ quan chức năng sẽ thực hiện thanh tra chuyên ngành BHXH đột xuất và xử lý vi phạm theo quy định. Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp cố tình trốn đóng, sẽ kiến nghị cơ quan công an điều tra, khởi tố theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 để đảm bào quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Return to top