ClockThứ Tư, 08/02/2023 19:30

Tranh biện giao thông xanh dành cho sinh viên

TTH.VN - Đó là nội dung cuộc thi do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp & Nghề công tác xã hội Việt Nam tổ chức các vòng sơ khảo ở ba khu vực bắc, trung, nam từ 8/2-15/3; trong đó tại khu vực miền Trung sẽ tổ chức tại TP. Huế vào ngày 6/3. Vòng chung kết sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 15/3.

Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức và cung cấp thêm kiến thức cho sinh viên về giao thông xanh phát thải các-bon thấp - hướng đi bền vững nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Đối tượng dự thi là sinh viên Việt Nam từ 18 đến 22 tuổi đang học tại các trường đại học, cao đẳng và học viện trên toàn quốc, yêu thích tranh biện và mong muốn đóng góp cho nỗ lực giảm tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), năm 2019, ngành GTVT phát thải khoảng 45 triệu tấn CO2, dự báo sẽ tăng trung bình 6-7% mỗi năm, đạt gần 90 triệu tấn CO2 vào năm 2030.

Trong đó, vận tải đường bộ là nguồn phát thải CO2 cao nhất, chiếm khoảng 80% lượng phát thải toàn ngành. 

Tháng 7 năm 2022, Việt Nam đã phê duyệt Kế hoạch hành động chuyển đổi năng lượng xanh và giảm phát thải khí các bon và mê-tan trong ngành giao thông vận tải, nhằm chuyển đổi sang việc sử dụng nhiên liệu sang điện và năng lượng xanh cho tất cả các phương tiện giao thông và thiết bị để đạt được mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050.

Giao thông xanh phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường gồm các loại hình giao thông như đạp xe, đi bộ, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, xe điện. Việc sử dụng các loại hình giao thông xanh giúp giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện chất lượng không khí từ đó giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Trồng rừng- chống biến đổi khí hậu cũng là chủ đề trong cuộc thi tranh biện giao thông xanh

Phát biểu về cuộc thi, ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam, kêu gọi: “Hãy hành động để chung tay kiến tạo một tương lai bền vững với giao thông xanh". 

Cuộc thi là một trong nhiều hoạt động của dự án “Thúc đẩy chuyển dịch bền vững giao thông bằng điện ở Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ, nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính thông qua cải thiện chính sách, môi trường cho phát triển giao thông điện ở cấp quốc gia, và thực hiện các hoạt động thí điểm về thúc đẩy giao thông điện tại Việt Nam. Thí sinh tham dự có thể đăng ký qua trường của mình, hoặc tự ứng tuyển tại địa chỉ: https://forms.gle/C1vnerTjFhxvqDEJ9.

Giải thưởng vòng chung khảo: 1 Giải Nhất trị giá 20.000.000đ, 1 giải Nhì trị giá 15.000.000đ, hiải Ba trị giá 10.000.000đ và cùng với giấy chứng nhận của ban tổ chức. Ngoài ra có 2 giải “Được yêu thích” với trị giá 5.000.000đ/giải và giấy chứng nhận.

Tin, ảnh: SONG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Trao 18 suất quà đến gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông

Chiều 20/11, ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, cùng đại diện các ban, phòng, đơn vị chức năng liên quan đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình có nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) hiện đang gặp hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Trao 18 suất quà đến gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

TIN MỚI

Return to top