ClockChủ Nhật, 20/08/2023 07:50

Vẫn khó từ giải phóng mặt bằng

TTH - Dõi theo việc triển khai các dự án (DA) xây dựng ở địa phương cho thấy, ách tắc và vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Thế nhưng việc khai thông này không dễ dàng.

Dự kiến thông xe kỹ thuật vào tháng 10 Tháo gỡ mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ

leftcenterrightdel
 Dự án cầu vượt sông Hương đang cần mặt bằng để thi công phần trên cạn nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư kịp thời “chảy” vào nền kinh tế được cho là giải pháp trước mắt tạo động lực phát triển. Thế nhưng một trong những nguyên nhân không muốn mà vẫn gặp, gây ách tắc nguồn động lực này là công tác GPMB quá chậm. Vốn của nhiều DA buộc phải nằm chờ mặt bằng.

Các DA trọng điểm trên địa bàn tỉnh đã làm nhiều người không khỏi sốt ruột vì những “hẹn hò” mốc thời gian cuối cùng. Đơn cử như DA đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương với tổng mức đầu tư hơn 2.281 tỷ đồng, dù đã đặt mốc thời gian bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư là 30/8 với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao từ lãnh đạo tỉnh, thành phố nhưng đến nay tiến độ vẫn ì ạch. Hay DA đường ven biển và cầu Thuận An (giai đoạn 1) vốn đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng, hiện nay đơn vị thi công đang kêu khó vì chưa có mặt bằng để thi công đường dẫn vào cầu tại phía xã Hải Dương (TP. Huế) do còn nhiều vướng mắc khó tháo gỡ.

DA mở rộng cầu Vỹ Dạ (TP. Huế) cũng đang thi công dang dở, các trụ cầu đã phơi nắng mưa từ hai năm nay vì ách tắc GPMB ở phía hai đầu cầu.

Nhiều quy định phải chờ hướng dẫn, quyết định từ Trung ương, nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh. Trong khi đó, ở cơ sở để tìm được tiếng nói đồng thuận từ người dân là không dễ, bởi nhiều quy định không sát thực tế.

Lãnh đạo một đơn vị thực hiện công tác GPMB đã than vãn về khó khăn trong công việc của  mình, dù đã có những kinh nghiệm dày dặn mỗi khi va chạm thực tế.

Theo vị này, GPMB là công việc luôn phải gồng gánh áp lực và cả nỗi trăn trở. Cán bộ làm công tác GPMB vừa mỏng, vừa yếu, lại thêm những vướng víu “không cái nào giống cái nào” từ quy định, thì làm sao mà không khó, không áp lực.

Như cán bộ cơ sở - bên liên quan chủ yếu với vai trò phối hợp thực hiện công tác GPMB cũng chạy bở hơi tai khi địa phương có DA. Điều cũng dễ thấy như cán bộ ở phường Phường Đúc, Thuận An, Hải Dương… nơi có DA trọng điểm của tỉnh “đứng chân” hiện cũng đang “căng như dây đàn” trước áp lực GPMB.

Áp lực từ GPMB không hẳn đến từ việc thiếu người thực hiện, mà như một số cơ quan chuyên trách nhận định, đó còn ở một hành lang pháp lý chưa đồng bộ.

Một địa phương, như xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc nhiều năm nay “nhường đất” hàng nghìn ha cho các DA phát triển kinh tế công nghiệp, du lịch… ở Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, nếu không có được những “điều kiện thuận lợi” để phối hợp thực hiện GPMB, nhất là vận động sự đồng thuận của người dân thì dù có điều thêm cán bộ chuyên trách đến cũng chưa chắc trôi chảy.

Luật Đất đai sửa đổi đang tiến về đích để đi vào đời sống, là tia hy vọng có thể cải thiện tình hình GPMB hiện nay ở cấp vĩ mô. Từ đó có thể “thông đường” cho cơ sở. Nói như một cán bộ địa phương đã từng tham gia vận động hàng nghìn hộ dân nhường đất cho DA, có những quy định áp dụng với dân rồi bây giờ mới thấy nặng lòng.

Nhường đất cho DA, đời sống nhiều hộ dân đã đổi thay, đi lên thật sự, nhưng cũng có nhiều trường hợp đổi thay theo chiều ngược lại. Do vậy cái lý, cái tình trong thực hiện chính sách thu hồi đất là chuyện thường được cân nhắc, thận trọng bởi tại hiện trạng nhiều vấn đề nảy sinh mà đôi khi không phải muốn nhanh là được.

Bài, ảnh: MINH VĂN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu nhà ở Tam Thai: Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý

Trong 5 kiến nghị mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra và yêu cầu Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư Dự án (DA) Khu nhà ở Tam Thai và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đến nay mới chỉ thực hiện xong 1 kiến nghị. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát DA, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Khu nhà ở Tam Thai Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top