ClockThứ Tư, 07/10/2020 18:46

Xây dựng hình ảnh taxi văn minh thân thiện

TTH.VN - Nội dung trên được trao đổi tại hội nghị chia sẻ những khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) taxi do ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì vào ngày 7/10.

Mai Linh Huế đồng hành cùng Festival

Dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị liên quan và hơn 10 DN taxi ở địa phương.

Bến đỗ cho taxi tại bến xe phía nam TP.Huế chưa phù hợp ảnh hưởng đến việc đón trả khách

Doanh thu giảm hơn 60%

Theo Hiệp hội Taxi Thừa Thiên Huế, hiện có 10 hãng taxi, với gần 900 phương tiện và hơn 1.500 cán bộ nhân viên và lái xe.

Ông Đoàn Văn Quang, Chủ tịch Hiệp hội taxi tỉnh chia sẻ, hiện nay nay dù dịch COVID-19 tạm lắng nhưng nhiều đơn vị, DN taxi trên địa bàn đang đứng trước những thách thức không nhỏ trong kinh doanh. Từ đầu năm 2020 đến nay doanh thu các DN taxi giảm gần 60% so với cùng kỳ năm trước, gần 30% tài xế taxi phải giãn và nghỉ việc vì thu nhập hàng tháng giảm sâu. Trong số trên có nhiều DN nỗ lực vượt khó, tuy nhiên chưa thể bù đắp các chi phí duy trì hoạt động, như  lương cho cán bộ nhân viên quản lý, lái xe; tiền thuê đất, lãi vay ngân hàng, thuế, chi phí bảo dưỡng...

Ông Giáp Văn Hòa, Giám đốc Chi nhánh Taxi Vàng tại Huế thông tin, đơn vị hiện có 200 phương tiện. Thời điểm dịch COVID-19 xảy ra, đơn vị ngừng hoạt động nhiều tháng nên mọi chi phí, như  bến bãi, vật tư tiêu hao, văn phòng làm việc ... lãnh đạo đơn vị phải đi vay để trang trải. Doanh thu của đơn vị trong 8 tháng đầu năm 2020 giảm hơn 45% so với cùng năm trước. Hiện nay, dù hoạt động kinh doanh của đơn vị đã trở lại nhưng số nhân viên lái xe đã giảm còn 50%, còn 160 người. "Khó chồng khó, nhưng với thương hiệu hoạt động lâu năm có uy tín trên đất Cố đô Huế, nên chúng tôi phải nỗ lực để vượt qua", ông Giáp Văn Hòa nói.

Theo Chủ tịch Hiệp hội taxi tỉnh - Đoàn Văn Quang, hoạt động của các DN taxi ở địa phương đang gặp hiện nay không chỉ ảnh hưởng dịch COVID-19 mà còn gặp những bất cập về hạ tầng, phương tiên, bến, dừng đỗ. Thực tế, còn ít điểm đỗ dành cho taxi, nên tài xế rất dễ bị xử phạt khi đậu đón, trả khách; chí phí  tại các bến đón trả khách ở bến xe, sân bay, bệnh viện... vẫn là bài toán làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của taxi. Ngoài ra, phương thức quản trị, quản lý kết nối, cập nhật thông tin hành khách trong ứng dụng công nghệ của nhiều DN chưa đồng bộ; việc xuất hiện nhiều phương tiện vận tải hành khách "tự do" khác làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN taxi...

Dịch COVID-19 tạm lắng, vận tải hành khách bằng phương tiện taxi dần phục hồi nhưng chưa ổn định như trước

Gỡ khó 

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đánh giá khách quan, taxi góp phần không nhỏ vào giải quyết việc làm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho lái xe, đồng thời góp phần phát triển giao thông công cộng. Tuy nhiên với những trăn trở khó khăn của DN taxi cho thấy những hạn chế lâu nay trong việc kết nối thông tin giữa Hiệp hội, DN taxi và ban ngành, đơn vị quản lý nhà nước địa phương.

Để khuyến khích các DN taxi trên địa bàn hoạt động kinh doanh hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ban ngành đơn vị liên quan hỗ trợ xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng đồng bộ các điểm dừng bãi đỗ cho hoạt động mạng lưới xe buýt trong, ngoài đô thị; ứng dụng thông tin kết nối mạng quản lý, quản trị cho các DN taxi Huế một cách thống nhất, đồng bộ; xây dựng bộ quy tắc ứng xử giữa tài xế lái taxi và hành khách văn minh, thân thiện...

Đại diện lãnh đạo Sở GTVT chia sẻ, thời gian gần đây ngành GTVT nói chung và các DN taxi nói riêng đều gặp khó khăn nhất định vì ảnh hưởng dịch COVID-19. Để vượt qua khó khăn thời điểm hiện tại, Sở đã có những kế hoạch tham mưu đề xuất lãnh đạo tỉnh quan tâm xem xét miễn giảm phí bảo trì đường bộ, phí vào đậu, đỗ, đón khách tại các sân bay, nhà ga; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư đổi mới hạ tầng phương tiện; sắp đến sẽ tiếp tục phối hợp tập huấn xây dựng quy tắc giao tiếp ứng xử cho đội ngũ nhân viên lái xe taxi với hành khách...

Trưởng Phòng Quản lý Đô thị, TP. Huế - Nguyễn Việt Bằng cho rằng sẽ phối hợp thống nhất đầu tư các điểm dừng, nhà chờ đồng bộ cho hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn; trong đó chú trọng ở các khu vực bến xe, bến thuyền, nhà ga, bệnh viện... tạo sự hợp lý an toàn dừng đỗ cho hệ thống kinh doanh taxi. Dịp này, lãnh đạo Sở Thông tin Truyền thông tán thành với đề xuất của các DN taxi và hứa hỗ trợ trong việc kết nối ứng dụng công nghệ trong quản lý, quản trị đồng bộ giữa các đơn vị nhưng cũng cần có chính sách hài hòa để đảm bảo tính công bằng trong kinh doanh...

Bài, ảnh: Song Minh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top