ClockThứ Sáu, 22/11/2019 05:45

Xem xét thu hồi dự án “hành” dân

TTH - Dự án (DA) khu đô thị, nghỉ dưỡng Vinconstec - Huế (xã Phú Thuận, huyện Phú Vang) thi công dang dở, hàng chục hộ dân khó xây nhà do nằm trong đất đã quy hoạch…

Dân dính nợ từ dự ánĐề xuất khắc phục các điểm đen trên tuyến Quốc lộ 1

Sở Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan đang rà soát, xem xét thu hồi Dự án khu đô thị, nghỉ dưỡng Vinconstec - Huế

Rà soát để thu hồi

Thông tin từ Sở Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT), liên quan đến DA khu đô thị, nghỉ dưỡng Vinconstec - Huế, đơn vị này đang phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan rà soát, xem xét thu hồi.

Dự án được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008, do Công ty CP Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam làm chủ đầu tư, quy mô thực hiện trên diện tích rộng hơn 70ha. Trong đó, khu resort có diện tích gần 26 ha, khu đô thị và dịch vụ thương mại có diện tích 36 ha, khu tái định cư (TĐC) có diện tích 10 ha.

Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu, DA có tên gọi khu resort, công trình công cộng, dịch vụ thương mại, với mục tiêu đầu tư gồm khu resort ven biển, khu thương mại dịch vụ và trung tâm dịch vụ công cộng.

Trong quá trình thực hiện các thủ tục, công tác chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng (GPMB), Công ty CP Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam đã đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh cho phép chuyển đổi mục tiêu đầu tư, hình thức thuê đất sang DA khu đô thị, nghỉ dưỡng Vinconstec - Huế. Sau khi thực hiện các thủ tục theo đúng quy định, UBND tỉnh đã cho phép nhà đầu tư điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư lần thứ nhất vào năm 2012.

DA bắt đầu triển khai thi công từ năm 2010, thực hiện đầu tư xây dựng một phần hạ tầng kỹ thuật ven phá, đường giao thông ven biển và triển khai 10 công trình biệt thự mẫu đang dang dở, chưa tô trát và hoàn thiện (2 công trình ven biển và 8 công trình ven phá); lập phương án GPMB với diện tích 47,5 ha. Trong đó, mới tiến hành công tác bồi thường và GPMB với diện tích khoảng 30,4 ha gồm khu vực ven biển và dừng công tác thi công từ đó đến nay.

Đến thời điểm hiện nay, qua nhiều lần báo cáo phương án điều chỉnh quy hoạch tại Sở Xây dựng, nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo vì lý do hồ sơ báo cáo các lần chỉ mang tính phác thảo, chưa có sự đầu tư nghiên cứu sâu về nội dung điều chỉnh, chất lượng không đảm bảo yêu cầu.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư chưa thực hiện phối hợp với đơn vị tư vấn có đủ năng lực tư vấn lập quy hoạch theo quy định. Sau nhiều lần phối hợp các sở, ngành liên quan làm việc với nhà đầu tư, nhận thấy nhà đầu tư không quyết tâm tiếp tục thực hiện đầu tư DA, chất lượng đồ án quy hoạch cũng như hồ sơ điều chỉnh DA không đảm bảo trình duyệt, nhà đầu tư vẫn không tuân thủ quy mô điều chỉnh đã được UBND tỉnh thống nhất.

Mới đây, UBND tỉnh đề nghị Sở KH&ĐT kiểm tra và tham mưu UBND tỉnh thu hồi các DA chậm tiến độ, trong đó có DA này.

Theo đó, Sở KH&ĐT đang phối hợp các sở, ngành liên quan rà soát hồ sơ, nghiên cứu căn cứ pháp lý để tiến hành thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt hoạt động đầu tư DA theo quy định.

Sau khi thực hiện thủ tục chấm dứt đầu tư DA theo quy định, Sở KH&ĐT sẽ phối hợp các đơn vị liên quan căn cứ quy hoạch được phê duyệt, tham mưu UBND tỉnh thủ tục kêu gọi đầu tư DA theo quy định, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, tránh trường hợp xảy ra tình trạng DA treo như trước đây.

Khó cho dân

Năm 2010, khi DA triển khai xây dựng, nhiều người dân làm thợ nề, hút cát, buôn bán vật liệu xây dựng, nhà thầu nhỏ… ở các xã Phú Thuận, Phú Thượng, thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) “đầu quân” để phục vụ DA. Nhưng từ khi DA ngưng hoạt động đến nay họ vẫn chưa được công ty này trả nợ.

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho biết, thống kê của địa phương cho thấy, DA sau khi ngưng hoạt động đã có 4 hộ dân trên địa bàn xã bị chủ đầu tư là Công ty CP Xây dựng và Phát triển công nghệ Việt Nam nợ tiền vật liệu và công cán (khoảng 200 triệu đồng), đến nay chưa được thanh toán.

Đơn cử, trường hợp ông Trần Văn Duế (thôn Hòa Duân, xã Phú Thuận), đã bỏ ra kinh phí 40 triệu đồng thuê thuyền, nhân công hút cát phục vụ công trình; bà Hồ Thị Thu Thủy (thôn Hòa Duân) cũng bị nhà đầu tư nợ 46 triệu đồng tiền vật liệu đến nay chưa được thanh toán.

Ngoài nợ tiền nhân công, vật liệu xây dựng của hàng chục người dân ở các địa phương, DA còn làm cho cuộc sống của 64 hộ dân ở thôn Hòa Duân nằm trong diện giải tỏa gặp khó khăn trong việc sửa chữa nhà ở, ổn định cuộc sống, do diện tích đất nằm trong vùng thực hiện DA, người dân chưa được đền bù, tái định cư.

Liên quan đến các hộ dân vướng dự án “treo” này, Sở KH&ĐT cho biết, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương giảm quy mô DA từ 70 ha xuống 30 ha. Theo đó, số hộ dân bị ảnh hưởng DA sẽ giảm. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ được giải quyết theo quy định sau khi quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

DA khu đô thị, nghỉ dưỡng Vinconstec - Huế được UBND tỉnh cấp phép năm 2008, xây dựng trên tổng diện tích hơn 70 ha, với tổng kinh phí trên 600 tỷ đồng. Do vướng mắc trong quá trình bồi thường, GPMB, năm 2015, nhà đầu tư kiến nghị được điều chỉnh giảm quy mô DA từ 70 ha xuống 30 ha và đã được UBND tỉnh thống nhất.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam

Chiều tối 9/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp dòng họ Trang, dòng họ Nghiêm đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu, dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhóm lớn nhất toàn cầu nghiên cứu tham gia các dự án hạ tầng tại Việt Nam
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top