ClockThứ Sáu, 20/07/2018 14:11

Xung quanh việc khai thác cát ở Bãi Trằm (Phú Lộc): Lỏng quản lý

TTH - Những ngày gần đây, nhiều chiếc xe múc, xe ben ngang nhiên vào khai thác, chở cát ở Bãi Trằm (thôn Thủy Dương, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc), dù khu vực này không còn được phép khai thác.

Khai thác cát tại Phong Hiền: Thận trọng trước tác động về môi trườngPhú Mậu xử lý hai chủ thuyền khai thác cát, sỏi trái phép

Việc khai thác cát trái phép diễn ra rầm rộ

Ngang nhiên

Người dân thôn Thủy Dương phản ánh, việc khai thác cát bắt đầu diễn ra từ ngày 16/7, khoảng 10 chiếc xe ben “đua” nhau vào chở cát. Hoạt động khai thác diễn ra rầm rồ, liên tục và công khai.

Có mặt tại khu vực Bãi Trằm vào sáng 18/7, chúng tôi quan sát thấy chiếc xe múc đang múc cát vào một chiếc xe ben, ở phía ngoài đang còn thêm 5 chiếc đang chờ đến lượt vào lấy cát. Theo chân những chiếc xe ben này, tất cả đều được tập kết tại một bãi cát rất lớn ở thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, cách nơi khai thác khoảng 5km. Tại nơi khai thác, có một đàn ông khoảng 40 tuổi viết biên lai bán cát. Trên biên lai có ghi rõ Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng 368.

Ông Đ. sống gần bãi khai thác cho biết, trước đây, thỉnh thoảng vẫn có nhiều người vào khai thác. Những lần khai thác trước chỉ vào những ngày cuối tuần, hoặc ban đêm, thời gian hoạt động mạnh nhất là từ 2h đến 6h sáng. Riêng lần này, hoạt động khai thác diễn ra công khai và liên tục cả ngày.

Một hộ dân khác (xin giấu tên) cho biết, vào năm 2017, thấy đối tượng đang khai thác cát, gia đình ông ra phản đối vì làm sạt lở đất vườn nhà. Khi đó, có một nhóm thuộc dạng “máu mặt” trong xã đến đòi hành hung. Sợ, nên từ đó đến nay, gia đình ông không dám phản ứng nữa.

Qua tìm hiểu, khu vực khai thác cát được gọi là mỏ cát Bãi Trằm. Vào ngày 20/6/2014, UBND tỉnh có văn bản đồng ý chủ trương cho phép Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng 368 (trụ sở đóng ở Thủy Cam, Lộc Thủy, Phú Lộc) khai thác nhằm cung cấp vật liệu phục vụ xây dựng dự án mở rộng Quốc lộ 1A. Thời gian khai thác 3 tháng từ ngày văn bản được ký. Theo quy định, sau khi kết thúc khai thác, Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng 368 phải hoàn trả mặt bằng. Nhưng đã nhiều năm, khu vực này không hề được san lấp, trở thành một hồ nước sâu.

Do hồ chưa được san lấp, trong khi đó việc khai thác còn diễn ra, nên hiện một khoảng đất vườn nhà sát đó đã bị sụp lún xuống hồ này và đang có nguy cơ sạt lở tiếp tục.

Huyện nói sai quy định, đại diện công ty nói "chưa biết"

Người dân cho biết, trong ngày 17/7, khi thấy việc khai thác rầm rộ, đã phản ánh với lãnh đạo UBND xã Lộc Tiến, thì được lãnh đạo trả lời bãi cát đang còn thuộc quyền khai thác của Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng 368 nên không thể can thiệp.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vương Đình Cẩm, Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến cho biết, giấy phép khai thác cát tại khu vực Bãi Trằm còn đến năm 2019. Khi chúng tôi yêu cầu xã cung cấp giấy phép và các văn bản liên quan đến việc khai thác cát thì ông Cẩm cho biết xã không có các văn bản đó. Việc cấp phép khai thác là của Sở Tài nguyên và Môi trường, địa phương chỉ phối hợp kiểm tra.

Trong khi đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lộc lại khẳng định, việc khai thác cát của Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng 368 như thế là sai. UBND tỉnh đã có văn bản về việc ngưng khai thác cát. Mỏ cát này được mở để phục vụ thi công dự án Quốc lộ 1A, sau dự án kết thúc phải ngưng. Thời gian qua, phòng hoàn toàn không nhận một văn bản nào liên quan đến việc cấp phép khai thác cát lại tại Bãi Trằm đến năm 2019 như UBND xã Lộc Tiến thông tin.

Trong ngày 18/7, chúng tôi liên lạc qua điện thoại nhiều lần với ông Phạm Thế Phượng, Giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng 368, nhưng không được. Đến chiều tối cùng ngày, chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại từ một người xưng tên là Trần Văn Tiến, Phó Giám đốc Công ty, người này cho biết, công ty được cấp phép khai thác cát đến ngày 24/12/2018, lâu nay nghỉ khai thác, giờ mới tận thu lại. Khi chúng tôi trao đổi, phía huyện khẳng định đã có quyết định ngưng khai thác và việc khai thác như thế là sai quy định thì người này cho hay: “Tôi mới được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc, nắm không sâu lắm, nên chưa biết quy định này”.

Qua tìm hiểu, cát khai thác tại Bãi Trằm là loại cát để phục vụ xây dựng, có giá trị cao. Với hàng trăm chuyến xe, chở theo hàng nghìn m3 cát, các đối tượng đang thu lợi từ tài nguyên, cần phải xử lý và truy thu  nếu việc khai thác này trái phép.

Đức Quang – Xuân Quảng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

TIN MỚI

xem thần số học miễn phí
Return to top