ClockThứ Hai, 24/07/2023 14:31

Xây dựng nông thôn mới giàu, đẹp

TTH - Sáu tháng đầu năm nay, các ban, ngành, chính quyền địa phương tập trung tăng tốc xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo nông thôn mới ở Vinh AnXây dựng nông thôn mới: Cần tháo gỡ một số vướng mắc trong áp dụng quy định quản lý, tổ chức thực hiệnQuảng Điền: Phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó về nguồn lực

leftcenterrightdel
Nông sản an toàn trong NTM 

Phối hợp nhiều phong trào

Phó Chánh Văn phòng Chương trình điều phối Quốc gia xây dựng NTM tỉnh, ông Lê Thành Nam thông tin, năm nay được xác định là thời điểm quan trọng đối với các địa phương trong xây dựng NTM, để chung sức cùng với toàn tỉnh sớm đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ngay từ đầu năm, các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương bắt tay triển khai ngay các phần việc quan trọng mà đơn vị được giao, phụ trách. Trong đó, việc chỉnh trang, làm đẹp các công trình đường làng, ngõ xóm, vệ sinh môi trường... được các đoàn thể, Nhân dân quan tâm.

Ông Lê Thành Nam đánh giá, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và địa phương chủ động tham gia, vận động tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp phần đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng NTM ở các địa phương. UBMTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phân công trách nhiệm trong triển khai cuộc vận động, phát huy tốt vai trò làm chủ của Nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia giám sát và phản biện xã hội trong xây dựng NTM.

Các chương trình, hành động “Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững” được triển khai tích cực. Đáng chú ý là thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” gắn với phong trào “Chung sức xây dựng NTM”, duy trì thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Mai vàng trước ngõ”. Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp xây dựng và nhân rộng 131 tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn; tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường các tuyến đường gắn với phương châm “sạch nhà - đẹp ngõ”. Lực lượng phụ nữ tham gia làm vệ sinh môi trường vào sáng thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, hưởng ứng “60 phút sạch nhà, đẹp ngõ”, “tuyến đường phụ nữ tự quản”, “hàng rào xanh”, “biến rác thành tiền”.

Hội Nông dân các cấp triển khai làm vệ sinh môi trường và trồng cây xanh dọc các tuyến đường liên thôn, duy trì tuyến đường sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn. Đoàn thanh niên triển khai xây dựng, sửa chữa đường giao thông, lắp đặt điện chiếu sáng, nạo vét kênh mương nội đồng, trồng cây xanh các loại. Hội Cựu chiến binh tích cực vận động cán bộ, hội viên gương mẫu thực hiện xây dựng thôn, làng đạt chuẩn văn hóa... Các huyện, thị xã huy động nguồn ngân sách của địa phương và cộng đồng dân cư đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn như bê tông hóa đường giao thông, nâng cấp, sửa chữa kênh mương thủy lợi nội đồng, trường học… nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí NTM trên địa bàn.

Sản xuất gắn với nâng cao thu nhập

Cùng với sản xuất nông nghiệp, 6 tháng đầu năm nay, các cấp, ban, ngành đang tập trung khai thác tiềm năng, phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng trong xây dựng NTM để đa dạng hóa dich vụ, ngành nghề nhằm tăng thu nhập cho người dân. Hiện đang triển khai thực hiện hai mô hình tham gia chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, đó là thôn Dỗi xã Thượng Lộ (Nam Đông) và ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi (Quảng Điền). Các địa phương khác đang khai thác tiềm năng, lợi thế của từng xã để đầu tư xây dựng phát triển các mô hình du lịch nông thôn tại các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, A Lưới, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy...

Đến nay đã có một sản phẩm du lịch nông thôn được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao là khu du lịch thác A No – A Lưới. Các ban ngành đang tiếp tục hướng dẫn, chuẩn hóa một số sản phẩm, phấn đấu đến cuối năm 2023 có thêm ba điểm du lịch nông thôn được công nhận sản phẩm OCOP là du lịch sinh thái gắn với tài nguyên bản địa tại huyện Nam Đông, dịch vụ du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh tại huyện Quảng Điền, du lịch sinh thái suối Tiên tại huyện Phú Lộc.

Sản phẩm OCOP được xem là bước đột phá của tỉnh trong tiến trình xây dựng NTM. Đến nay, toàn tỉnh có 57 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3 sao trở lên. Hiện một số sản phẩm OCOP được đưa lên các sàn thương mại điện tử như sàn kinh tế hợp tác của Liên minh HTX tỉnh, sàn postmart.vn của Bưu điện Việt Nam, sàn voso.vn của Viettelpost và trên các sàn thương mại điện tử khác tại Việt Nam. Năm 2023, có 53 sản phẩm được đăng ký tham gia chương trình OCOP. Hiện các chủ thể đang triển khai phương án sản xuất, kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị hồ sơ tham gia đánh giá phân hạng OCOP. Dự kiến cuối năm nay có ít nhất 30 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP; trong đó huyện Quảng Điền hai điểm, TP. Huế hai điểm, Phú Vang có trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP... Các ban ngành tổ chức một số hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, như xây dựng gian hàng trưng bày sản phẩm tại các hội nghị, hội chợ tổ chức tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định); giới thiệu, xúc tiến sản phẩm OCOP thông qua các hoạt động du lịch như lễ hội Cầu ngói Thanh toàn, Festival Huế, chợ phiên Nam Đông.

Đối với xã đạt chuẩn NTM tính đến cuối tháng 6/2023, toàn tỉnh có 67/94 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 71,3%; đã có quyết định công nhận 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là Hương Xuân và Hương Lộc (Nam Đông) và 1 xã đang thẩm định là Lộc Bổn (Phú Lộc). Đối với cấp huyện, đến nay có 2 đơn vị là thị xã Hương Thủy và huyện Quảng Điền đạt chuẩn NTM năm 2020.
Bài, ảnh: Hoàng Nam
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top