ClockThứ Sáu, 13/09/2024 06:02

“Xây dựng” thêm nét văn minh cho đô thị Huế

TTH - Những ai sống, làm việc ở Huế sẽ cảm nhận sự sâu lắng, tử tế, lịch thiệp ở vùng đất này. Tôi cũng vậy, dù là những việc nhỏ nhưng Huế đã chăm bẵm, làm tươm tất để văn minh hơn, như việc xây dựng những nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) sạch sẽ, hiện đại chẳng hạn.

Thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về chỉnh trang và phát triển đô thị HuếTháo gỡ mặt bằng, điều chỉnh dự ánPhun sơn, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

 NVSCC xây mới ở khu vực Bến Me, bên bờ bắc sông Hương phục vụ miễn phí cho người dân, du khách có nhu cầu

Chúng tôi từng đi nhiều nơi, đến nhiều đô thị và không ít lần rơi vào thế khó xử khi đang dạo phố, ngắm cảnh tại các công viên mà rơi vào tình thế “bí”, muốn giải quyết nhu cầu cá nhân. Có thể nói “bí” cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Những lúc như vậy mình luôn nghĩ, ước gì nơi đó có NVSCC.

Thấy ở bạn rồi nhớ về ta. Đúng vào dịp lần đầu tiên Huế tổ chức Festival và cũng bất ngờ mình trở thành hướng dẫn du lịch bất đắc dĩ cho những người thân đến từ Đà Nẵng. Khi dạo chơi ở công viên gần khu vực phía bắc cầu Trường Tiền, mọi người đều vui vẻ trò chuyện rôm rả, bỗng bà chị họ im bặt ghé qua tai tôi - "chỉ cho chị đi giải quyết nỗi buồn". Là người thổ địa nhưng nghe vậy tôi cũng bối rối, sau đó chị tôi phải tìm đến khu vực bến xe Đông Ba… dù hơi bất tiện.

Nhiều năm nay với chủ trương xây dựng đô thị Huế văn minh, cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, ý thức con người… chúng tôi cảm kích các ý kiến đặt ra trên bàn nghị sự khi đề cập, quan tâm nhiều hơn về NVSCC.

Gần đây, đô thị Huế ngày càng xanh, sạch, đẹp. Rất mừng, từ năm 2022 đến nay, cùng với việc nâng cấp chỉnh trang hạ tầng, đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh đô thị, TP. Huế đã chú trọng nâng cấp, đầu tư, chỉnh trang hệ thống NVSCC trên địa bàn phù hợp cảnh quan, sắc thái của một thành phố văn hoá di sản…

Anh Đặng Ngọc Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế (chủ đầu tư chỉnh trang, xây dựng NVSCC) cho biết, đến nay trên địa bàn TP. Huế đã nâng cấp, cải tạo, xây mới 18 NVSCC ở khu vực Kinh thành Huế, các công viên hai bên bờ sông Hương, cầu Trường Tiền, cồn Dã Viên…; trong đó có 7 nhà làm mới tại khu vực đường 23/8, cồn Dã Viên, Công viên Kim Long, khu vực Bến Me… tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng. Ngoài mục đích phục vụ nhu cầu cho người dân, du khách miễn phí, các NVSCC được xây dựng với kiến trúc đẹp, hiện đại, có không gian mở, tiện ích kết nối để bán cà phê, hàng lưu niệm...

Chị Nguyễn Bích Ngọc (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đến Huế tham quan dịp cuối hè vừa qua chia sẻ: “Tôi ấn tượng tốt các NVSCC ở đôi bờ sông Hương. Những không gian ở đây sạch, đẹp tạo cho mình cảm thấy thoải mái khi dừng chân, tham quan ngắm cảnh ở TP. Huế”.

Ông Đặng Ngọc Quý thông tin thêm, hiện nay hệ thống NVSCC ở TP. Huế đang trong quá trình vận hành thử nghiệm và không ngoài mục đích phục vụ miễn phí cho người dân, du khách.

Một quyết sách đúng, hợp lòng dân, nhưng theo anh Quý, vấn đề đặt ra hiện nay làm thế nào để hệ thống này luôn sạch, đẹp, tạo dấu ấn cho du khách cũng là bài toán khó. Đã có nhiều trường hợp kém ý thức vào sử dụng mở vòi nước tùy tiện, thậm chí quên khóa; nhiều trường hợp nghiện ma túy lại trú ngủ qua đêm vứt xả rác bừa bãi… Trong khi đó, nhân viên của đơn vị không thể trực ở những NVSCC 24/24h. Câu chuyện này rất mong mọi người chia sẻ, nâng cao ý thức trách nhiệm cùng với đơn vị quản lý, trước hết hãy xem đó là những tài sản như ở gia đình mình để giữ gìn vệ sinh cũng như cơ sở vật chất.

Bài, ảnh: Song Minh
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (2)
NH
Ngô Vĩnh Thiện Hà - 16/09/2024 13:03
Nên săp xếp một chiếc hòm thủy tinh " quỹ mua xà phòng" để thu phí 1000 đ/ người. Nhờ đó nhân viên vệ sinh công cộng có động lực phục vụ và mua xà phòng rửa tay để phục vụ người dân.
TH
Trần xuân Hoành - 13/09/2024 07:47
Huế đã khởi sắc hơn nhờ những công trình dân sinh:Công viên cây xanh, khu vui chơi, điểm tham quan, nhà vệ sinh công cộng... Xanh, sáng và văn minh hơn.Nhưng vẫn có những tồn tại, bất cập. Đơn cử như vừa triển khai các vòi nước sạch công cộng ở đồi Vọng Cảnh trong 2 ngày liên tiếp 1, 2/9 không hề có nước,khiến du khách có nhu cầu không có nước để dùng;hoặc nhà vệ sinh ở Thương Bạc bốc mùi hôi nồng nặc..Thiết nghĩ đã làm thì phải tốt, đừng để du khách đến thất vọng.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ II: Tăng trùng tu và tăng sự kết nối

Cùng với việc trùng tu, thời gian qua UBND TP. Huế phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kết nối đưa các đơn vị kinh doanh du lịch, các cơ sở lữ hành khảo sát các nhà vườn nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh các sản phẩm du lịch nhà vườn Huế đặc trưng, hình thành sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, thu hút khách du lịch.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ II Tăng trùng tu và tăng sự kết nối

TIN MỚI

Return to top