ClockThứ Sáu, 10/01/2020 07:15

Xử phạt nghiêm những cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

TTH - Thị trường thực phẩm đang sôi động để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Canh Tý và mùa lễ hội sắp đến. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cũng trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn. Trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế, bà Trương Thị Lan Hương, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP, Sở Y tế cho biết:

Phụ huynh yêu cầu thành lập Ban Kiểm tra thực phẩm hằng ngàyBảo vệ môi trường từ những việc thiết thựcLo ngộ độc thực phẩm và gian lận thương mại cuối năm"Cán bộ quản lý giỏi công tác an toàn vệ sinh thực phẩm"Thanh, kiểm tra 3.212 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

Bà Trương Thị Lan Hương, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh

Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong dịp tết và mùa lễ hội của người dân rất lớn, nhất là các thực phẩm bánh, mứt, kẹo, rượu, các sản phẩm từ thịt, hải sản, rau, củ, quả... Thực tế, qua việc thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, buôn bán, sản xuất thực phẩm từ những năm trước cho thấy, nguy cơ thực phẩm mất an toàn của các cơ sở sản xuất vào dịp Tết và lễ hội xuân vẫn còn. Ban chỉ đạo (BCĐ) ATVSTP tỉnh đã có kế hoạch thành lập đoàn thanh, kiểm tra liên ngành để loại trừ được các thủ đoạn tinh vi của người sản xuất, buôn bán, vận chuyển thực phẩm không an toàn.

Nội dung cụ thể trong đợt thanh, kiểm tra liên ngành dịp này là gì, thưa bà?

Đoàn liên ngành kiểm tra hàng hóa vào dịp cuối năm

BCĐ ATVSTP tỉnh đã thành lập đoàn liên ngành cấp tỉnh, gồm đại diện các cơ quan: y tế, nông nghiệp, phát triển nông thôn, công thương, Công an tỉnh, văn hóa thể thao, du lịch... (gọi tắt là Đoàn liên ngành tỉnh) và ở cấp huyện, thị xã đã có kế hoạch thành lập các đoàn triển khai thanh kiểm tra từ 15/12/2019 và kết thúc vào ngày 25/3/2020. Trước hết, Đoàn liên ngành sẽ tập trung cao điểm vào dịp trước Tết Nguyên đán từ ngày 5/1/2020 và kết thúc vào ngày 25/1/2020...

Mục đích của đoàn liên ngành tỉnh dịp này sẽ thanh kiểm tra khoảng 50 đơn vị, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm bánh, mứt, rượu... giả, kém chất lượng, bếp ăn tập thể phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa lễ hội. Khi phát hiện sai phạm, tùy theo mức độ để căn cứ theo pháp luật xử phạt nghiêm; đồng thời, công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm cảnh báo cho người tiêu dùng; nhất là những cơ sở gây hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Lực lượng chức năng phát hiện bánh kẹo không rõ nguồn gốc

Ngoài xử phạt các cơ sở vi phạm về ATVSTP, mục tiêu chính của đợt thanh kiểm tra này là gì?

Nghị định 115/2018/NÐ-CP ngày 4-9-2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đã tạo tính răn đe đối với tổ chức, cá nhân vi phạm với mức xử phạt tăng từ 5-7 lần so với trước đây. Cụ thể, các cá nhân có hành vi nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe của 5 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng. Còn đối với doanh nghiệp, mức phạt sẽ tăng gấp đôi, từ 160-200 triệu đồng.

Tuy nhiên, mục tiêu của đoàn liên ngành trong dịp thanh, kiểm này không phải xử phạt mà quan trọng là chấn chỉnh những hành vi vi phạm, làm thay đổi ý thức của người dân trong kinh doanh, sản xuất và chế biến thực phẩm. Qua đó, các chủ cơ sở sẽ hiểu hơn về các quy định của pháp luật trong vấn đề ATVSTP và đưa ra các sản phẩm an toàn đến người dân.

Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực ATVSTP, bà có những khuyến cáo gì để bảo vệ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán đã cận kề.

Người dân cần lưu ý chọn mua và sử dụng thực phẩm ở những cơ sở có địa điểm cố định, địa chỉ rõ ràng, có uy tín, được phép kinh doanh thực phẩm, thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh thực phẩm... Người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe.

Với cảm quan bằng mắt thường khi phát hiện sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ, sản phẩm giả, nhái, hỏng mốc có mùi khó chịu không đảm bảo ATVSTP, người dân cần chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng, như cơ quan quản lý thị trường, Sở Công thương, chính quyền xã, phường...) có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn.

Năm 2019, Thừa Thiên Huế tổ chức 502 đoàn thanh, kiểm tra giám sát ATVSTP; trong đó, tuyến tỉnh 10 đoàn (liên ngành 3, chuyên ngành 7); tuyến huyện, thị xã tổ chức 36 đoàn liên ngành và 456 đoàn kiểm tra tuyến xã, thị trấn. Tổng thanh, kiểm tra với 4.970 cơ sở, đơn vị; trong đó có 4.304 cơ sở, đơn vị đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 86,6%. Có 8 cơ sở, đơn vị vi phạm bị  xử phạt với số tiền hơn 28 triệu đồng. Toàn tỉnh xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm, với 92 người mắc nhưng không có trường hợp tử vong.

Minh Văn (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 10182/NHNN-TT yêu cầu các đơn vị liên quan trực thuộc, các tổ chức tín dụng, NAPAS và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán,... triển khai một số biện pháp để bảo đảm hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.

Bảo đảm hoạt động thanh toán an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

TIN MỚI

Return to top