ClockThứ Sáu, 05/07/2019 08:45

Xung quanh việc Big C ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam: “Chỉ tạm dừng các đơn đặt hàng”

TTH - Đó là trả lời của đại diện Big C về việc hệ thống siêu thị Big C Việt Nam ngừng nhập hàng may mặc Việt. Đại diện Big C cũng thông tin: Việc tạm dừng các đơn đặt hàng chỉ là tạm thời và Big C Việt Nam khẳng định, không dừng hoạt động kinh doanh ngành hàng may mặc tại Việt Nam.

Tháo dỡ khu chợ đêm trái phép trong khuôn viên Siêu thị Big CChuối già lùn A Lưới chính thức lên kệ siêu thị Big CKhu chợ đêm trái phép trong khuôn viên Siêu thị Big C Huế: Cần xử lý dứt điểm

Việc mua bán đối với mặt hàng áo quần may mặc Việt không xáo trộn tại siêu thị Big C Huế

Người tiêu dùng vẫn đón nhận

Đại diện siêu thị Big C Huế cũng khẳng định, hiện, hàng áo quần may mặc của Việt Nam vẫn đang được nhập và bày bán tại siêu thị bình thường và không hề có sự xáo trộn, ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của khách hàng.

Qua phỏng vấn một số khách hàng khi đến tham quan mua sắm tại Big C Huế, có người cho rằng, họ không quan tâm nhiều đến vấn đề này vì họ ít khi mua sắm áo quần tại siêu thị. Một số khác nói, nếu quyết định không nhập hàng may mặc của Việt Nam vào siêu thị Big C sẽ gây bất lợi lớn cho siêu thị chứ không phải đối với người tiêu dùng. Vì hiện nay, hệ thống kinh doanh áo quần hàng Việt, hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng Việt Nam xuất khẩu rất phong phú trên thị trường.

Nếu việc ngưng nhập hàng may mặc của Việt Nam vào hệ thống siêu thị Big C đúng như thông tin trên các phương tiện truyền thông trong những ngày qua, có thể những doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực may mặc trong nước đang là đối tác cung ứng cho Big C sẽ gặp khó khăn. Về phía các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh, hầu như không có doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng, vì các doanh nghiệp không có hợp đồng đơn hàng cung cấp cho hệ thống bán lẻ của Big C.

“Trong xu hướng thực hiện chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Tự hào hàng Việt”, người tiêu dùng trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung vẫn ưu tiên lựa chọn sản phẩm trong nước, nhất là mặt hàng áo quần, may mặc, vì vừa hợp “phom” và “gu” của người Việt. Nên giả sử trường hợp nếu mất đi đối tác phân phối này sẽ có nhà phân phối khác, vì thị trường luôn đón nhận và công nhận hàng may mặc Việt”, chị Võ Thị Quỳnh Châu, ở TP. Huế chia sẻ.

Chiến lược để nâng chất lượng

Hiện, Big C Việt Nam đang phát triển các thương hiệu mới trong chuỗi bán lẻ của mình. Cách tiếp cận tương tự cũng được áp dụng cho ngành hàng may mặc. Trong đó, lý giải việc tạm thời dừng các đơn đặt hàng may mặc Việt là nhằm mục đích thực hiện chiến lược phát triển mô hình kinh doanh may mặc mới của Big C.

Theo đại diện Big C, việc kiếm các nguồn cung ứng là nhà cung cấp Việt Nam luôn là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển này. Vì thế, Tập đoàn Central Group Việt Nam đang xem xét lại danh mục hàng hóa và tính khả thi từ nhà cung cấp nhằm đem đến các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao nhất để phục vụ khách hàng.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam

Sáng 2/11 tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh diễn ra Giải tennis kỷ niệm 78 năm Ngày pháp luật Việt Nam (9/11/1946 - 9/11/2024). Đến dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Văn Phước, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh và ông Nguyễn Đình Huy, Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Huy Thịnh - đơn vị tài trợ chính giải đấu.

Khai mạc giải Giải tennis chào mừng Ngày pháp luật Việt Nam
Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

Ngày 22/10, tại thị xã Sa La Van, tỉnh Sa La Van, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Sa La Van - Lào và Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế - Việt Nam phối hợp tổ chức Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ Sợt Sỏn Đa La, Giám đốc Ty Công an tỉnh Sa La Van và Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế đồng chủ trì hội đàm.

Hội đàm Công an Sa la van và Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top