ClockThứ Bảy, 03/08/2019 14:57

Kyocera chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam

TTH.VN - Hãng Kyocera sẽ chuyển hoạt động sản xuất máy photocopy và máy in đa chức năng chuyên dành cho thị trường Hoa Kỳ từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhà sản xuất Nhật Bản cho biết trong một động thái được đưa ra để tránh mức thuế quan mới của Hoa Kỳ.

Mỹ miễn áp thuế 25% với một số sản phẩm y tế và điện tử Trung QuốcNhật Bản kêu gọi sớm tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại Mỹ-TrungĐiều gì sẽ xảy ra nếu các nước vùng Vịnh ngoảnh mặt với đồng USD?Hoa Kỳ đề xuất áp dụng 25% thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung QuốcMỹ-Mexico gặp nhau bàn về thuế quan tại Nhà Trắng

Nhà máy của hãng Kyocera tại Việt Nam, nơi dự kiến sẽ tiếp nhận hoạt động sản xuất các máy in dành riêng cho thị trường Hoa Kỳ. Nguồn: Asian Nikkei Review

“Chúng tôi sẽ hoán đổi hoạt động sản xuất giữa các nhà máy của Trung Quốc và các nhà máy của Việt Nam”, Chủ tịch Kyocera Hideo Tanimoto nói với các phóng viên. Máy in all-in-one (tất cả-trong-một) được sản xuất tại Trung Quốc chủ yếu dành cho thị trường Hoa Kỳ, trong khi những máy in được sản xuất tại Việt Nam thường được dành cho thị trường châu Âu.

Quyết định này được đưa ra sau nhiều tháng cân nhắc và được công bố sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đăng thông tin trên tài khoản Twitter của mình về ý định áp thuế lần thứ tư đối với Trung Quốc. Các dòng máy in đa chức năng cũng nằm trong danh sách hàng hóa trị giá 300 tỷ USD sẽ bị áp mức tăng thuế 10% từ ngày 1/9.

Việc di dời các nhà máy sẽ được thực hiện từ nay cho đến tháng 3/2020, nhưng hãng sẽ phải thêm mất thời gian để điều chỉnh nguồn cung nguyên vật liệu và các quy trình khác. Chi phí cho việc di chuyển có thể lên tới hàng tỷ yên (1 tỷ yên tương đương 9,2 triệu USD).

Hãng cung cấp các giải pháp in ấn Kyocera đã thu về khoảng 375 tỷ yên (khoảng 40,7 tỷ USD) doanh thu trong năm tài chính trước đó, với khoảng 20% doanh thu đến từ thị trường Hoa Kỳ. Khi được hỏi về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại đối với công việc kinh doanh, ông Tanimoto bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với nền kinh tế Trung Quốc.

“Suy thoái kinh tế của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến chúng tôi hơn so với mức thuế quan bổ sung”, ông nói. “Nếu lệnh trừng phạt thứ tư đối với Trung Quốc được thực thi, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị tác động”.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Asian Nikkei Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

TIN MỚI

Return to top