ClockThứ Ba, 18/09/2018 14:41

Nhật Bản kêu gọi sớm tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) hôm nay (18/9) cũng cho biết, việc hai nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới leo thang các hành động đáp trả đối với thuế quan hàng hóa sẽ được nhìn nhận là một trong những rủi ro mà ngân hàng này phải xem xét tại cuộc họp diễn ra trong hai ngày, từ 18 đến 19/9, nhất là khi vấn đề này có thể ảnh hưởng tới đà phục hồi kinh tế của đất nước.

ASEAN tăng cường FTA để tránh căng thẳng thương mạiEU tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên của MỹG20 chưa tìm được sự đồng thuận về giải quyết bất đồng thương mạiNgân hàng Hàn Quốc giảm dự báo tăng trưởng 2018 xuống 2,9%ADB: Căng thẳng thương mại đặt ra rủi ro cho tăng trưởng châu ÁĐức, Trung Quốc ngăn chặn căng thẳng thương mại thế giới

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Oshimitsu Motegi. Ảnh: Zimbio
Hôm nay (18/9), các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng một giải pháp sớm cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc vốn đang leo thang, đồng thời cảnh báo về những thiệt hại tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/9 đã quyết định đánh thuế mới đối với hàng hóa của Trung Quốc.

Phát biểu trong một cuộc họp báo sau cuộc họp của nội các Nhật Bản vào sáng 18/9 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Oshimitsu Motegi cho biết, sự trả đũa về thuế quan của các bên đều không mang lại lợi ích cho các quốc gia khác. Điều này được chứng minh khi giá cổ phiếu châu Á vào hôm 18/9 đã giảm sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cảnh báo, sự mất cân bằng trong vấn đề thương mại toàn cầu phải được xử lý hiệu quả để tránh một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhất là khi Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Mỹ và Trung Quốc cần thiết phải giải quyết vấn đề thông qua đối thoại thay vì tiến hành các hành động trả đũa thuế quan lẫn nhau.

Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshige Seko cũng cho biết, quyết định của Tổng thống Donald Trump đưa ra nhằm áp mức thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc được cho là “vô cùng đáng tiếc”, vì điều này có thể làm tổn thương nền kinh tế toàn cầu và có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với các nền kinh tế khác.

Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) hôm nay (18/9) cũng cho biết, việc hai nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ hai thế giới leo thang các hành động đáp trả đối với thuế quan hàng hóa sẽ được nhìn nhận là một trong những rủi ro mà ngân hàng này phải xem xét tại cuộc họp diễn ra trong hai ngày, từ 18 đến 19/9, nhất là khi vấn đề này có thể ảnh hưởng tới đà phục hồi kinh tế của đất nước.

Một số nhà hoạch định chính sách Nhật Bản cũng bày tỏ lo ngại, Nhật Bản có thể sẽ chịu áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump để mở ra một thị trường nông nghiệp nhạy cảm thông qua Hiệp định Thương mại tự do song phương.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

TIN MỚI

Return to top