ClockThứ Sáu, 04/06/2010 22:34

Làng quê chộn rộn đón Festival

TTH - Festival về làng. Tôi thích nghĩ nhiều về điều này. Có lẽ từ đây, Festival Huế sẽ không còn của riêng Huế nữa mà là niềm tự hào chung của toàn dân trong tỉnh.
Bằng cách này, khoảng cách văn hoá giữa nông thôn và thành thị cũng sẽ dần được rút ngắn hơn. Thậm chí, không cần diễn giải nhiều, đây cũng là cách thuyết phục nhất để BTC giúp bà con ở các vùng sâu, vùng xa hiểu rằng: Festival của chúng ta là gì?
 
Festival Huế 2010 năm nay, vợ chồng tôi muốn mời ba mẹ đi xem một số chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Phần để ông bà đổi gió, phần để cảm ơn vì ông bà đã chăm chút cu Tí, giúp vợ chồng tôi yên tâm công tác.
 

Chuyện ngày thường trong lễ hội
 
Lúc đầu, mới nghe gợi ý, mẹ tôi đã giãy nảy: “Trời ạ, 2 thân già ni ở nhà với thằng tí con đó chưa đủ mệt hay răng mà còn đưa đến nơi đông đúc người xe như rứa. Lạc nữa thì chết”. Em tôi động viên: “Ba mẹ đi cho biết Festival. Kỳ mô ba mẹ cũng chỉ biết Festival qua ti vi. Mang tiếng người Huế mà không biết Festival ngang dọc như răng hết, xấu hổ chết. Với lại, năm ni Hương Thuỷ mình cũng có Festival, không cứ phải lên tận thành phố mới có. Lo chi lạc!".
 
Mẹ tôi hào hứng hẳn lên. Bà vốn rất thích văn nghệ. Chỉ thương, tuổi trẻ sức khoẻ thì đồng áng, ruộng nương bận rộn. Về già, lại bận bịu cháu con nên chẳng mấy khi có điều kiện cho thoả niềm yêu thích của mình. Nay, nghe các đoàn nghệ thuật từ tận đẩu tận đâu về Huế tham gia Festival, lại về cả huyện mình biểu diễn, mẹ tôi vui lắm. Đến mấy bà hàng xóm cũng râm ran. Hình như, các bà các mệ đang bàn kế hoạch “hưởng ứng Festival” từ đầu đến cuối, quyết không bỏ sót các buổi biểu diễn sẽ được đưa về mình.
 

Một góc phiên chợ quê ngày hội
 
Đó là chuyện của người già xóm tôi. Điều thú vị tiếp theo tôi muốn được san sẻ là câu chuyện “khảo sát thị trường” của 6 cô cậu học sinh trường THPT Hương Thuỷ  tại khu vực diễn ra “Chợ quê ngày hội”. Trưa nắng như đổ lửa. Cầu Ngói trên dòng Như Ý quá đông người hóng mát nên tôi đành phải tấp vào quán nước bên chợ. Câu chuyện "kinh doanh" của 6 cô cậu học trò, 2 trai 4 gái, đang rất sôi nổi với phần phân công nhiệm vụ ai làm gì trong thời điểm đông khách…. Sản phẩm mà các bạn định kinh doanh trong dịp này là kem, nước giải khát và ốc hút.
 
Chị Nguyễn Thị Hai, chủ quán nước, cũng là o ruột của Nguyễn Văn Biển, một trong 6 thành viên của nhóm, phấn khởi: “Tụi hắn mới học lớp 11 thôi. Háo hức thì cho làm, nhưng phải đăng ký cái đã. Được bán thì cũng hay. Lời lãi chưa nói, nhưng có như rứa thì mới biết thương ba mẹ cực nhọc mà quý trọng đồng tiền”. Chẳng biết trong các em, quyết tâm cao đến đâu nhưng thấy bàn tán sôi nổi, lại thêm các nhiệm vụ đã được phân công, được gọi tên rạch rồi, tôi và chị Hai cũng háo hức không kém. Hy vọng, trong những phiên chợ quê sắp tới, trong trăm người bán, vạn người mua sẽ gặp lại các em – những chủ nhân tương lai của Festival Huế.
 
Nếu như “Hương xưa làng cổ” (làng Phước Tích, huyện Phong Điền), “Thuận An biển gọi” (huyện Phú Vang) và “Chợ quê ngày hội” (xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ ), “Lăng Cô - Huyền thoại biển” (huyện Phú Lộc) không còn xa lạ với Festival Huế do đã từng được tổ chức, thì với các huyện: Nam Đông, A Lưới, Hương Trà… lại không ít bỡ ngỡ khi lần đầu tiên mở cửa đón Festival.
 
Theo ông Trần Duy Tuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Trà: “Địa điểm tổ chức sân khấu thì đã có, nhưng chúng tôi đang phân vân chọn một nơi để vừa đảm bảo thuận lợi cho Ban Tổ chức, tạo sự thoải mái cho các đoàn nghệ thuật, phục vụ tốt cho bà con, đồng thời thể hiện được sự quảng bá rộng rãi”.
 
Trình diễn nghề rèn truyền thống
 
Không kém miền xuôi, vùng cao A Lưới những ngày cận Festival cũng chộn rộn thấy rõ. “Festival năm nay, lần đầu tiên A Lưới có 2 đoàn nghệ thuật về biểu diễn nên không chỉ bà con, mà lãnh đạo huyện cũng rất phấn khởi. Đến nay, huyện đã thông báo rộng rãi đến bà con về tin vui này và cũng triển khai đến các ban, ngành, đoàn thể của huyện. Tất cả cùng phối hợp để tổ chức tốt việc đón các đoàn.
 
Trong dịp này, huyện sẽ có 5 tiết mục văn nghệ dân gian truyền thống để cùng tham gia; đồng thời, trưng bày một số mặt hàng mỹ nghệ và tiểu thủ công nghiệp của huyện tại khu vực biểu diễn để chương trình này thêm sôi nổi. Một số hoạt động thể dục thể thao như giao lưu bóng chuyền, bắn nỏ... cũng được lồng ghép tổ chức”, ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết.
 
Niềm mong sau cùng, Festival Huế 2010 và nhiều kỳ Festival Huế về sau nữa sẽ thành công, như ông Ngô Hoà, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2010, đã nói: “Năm nay, Festival không chỉ diễn ra trong phạm vi của TP Huế mà BTC sẽ đưa Festival về tận các vùng nông thôn, lên tận thị trấn A Lưới, thị trấn Khe Tre, về tận thị trấn Thuận An, tận vịnh đẹp Lăng Cô, ra đến làng cổ Phước Tích, về Sịa, Tứ Hạ… Điều này khẳng định, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế là một. Festival Huế là Festival của toàn tỉnh. Thừa Thiên Huế đang sẵn sàng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và đang xây dựng thành phố theo một khái niệm rất mới: Thành phố văn hoá, thành phố cảnh quan và thành phố môi trường.
 
 Bài Đồng Văn - ảnh Tuệ Ninh
 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Nơi bán bàn bóng bàn ở Thành phố Hồ Chí Minh uy tín

Khi quyết định mua một bàn bóng bàn, có một số yếu tố quan trọng mà bạn nên xem xét để đảm bảo rằng bạn đang đầu tư vào một sản phẩm chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Sau đây sẽ là những điều mà các bạn cần lưu ý khi mua bàn bóng bàn. Cùng tìm kiếm nơi bán bàn bóng bàn TPHCM uy tín nhất.

Nơi bán bàn bóng bàn ở Thành phố Hồ Chí Minh uy tín
Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động

Trong khuôn khổ hưởng ứng Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024, ngày 24/4, đại diện lãnh đạo tỉnh, Hội đồng ATVSLĐ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đi thăm, tặng quà cho các trường hợp bị tai nạn lao động, thân nhân người tử nạn do tai nạn lao động và khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên trên địa bàn tỉnh.

Thăm, tặng quà cho các trường hợp khó khăn bị tai nạn lao động
Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

TIN MỚI

Return to top