ClockThứ Sáu, 04/03/2016 06:41

Lên phố hái rau

TTH - Dọc hai bờ sông Hương, thỉnh thoảng mỗi buổi chiều xuất hiện hình ảnh những cụ bà ngồi hái rau mưu sinh, vì nguồn rau nơi đây xanh tốt.

Bà Gái hái rau bên bờ sông Hương

Đất lành, rau mọc

Hình ảnh cụ bà tuổi đã già lom khom dưới bãi cỏ phía công viên Thương Bạc làm chúng tôi tò mò. Lại gần mới biết, bà đang hái rau má. Từ phường Xuân Phú, những buổi chiều không mưa, bà Nguyễn Thị Gái (75 tuổi) lại chăm chỉ đến các công viên dọc hai bờ sông Hương hái rau về bán tại chợ Cống. Nơi bà sống chỉ cách miền quê Thủy Vân (Hương Thủy) một cây cầu nhỏ, nhưng nguồn rau lại không nhiều như ở đây. Bàn tay thoăn thoắt vạch cỏ, nhổ rau, mỗi buổi chiều từ 2 giờ đến lúc chập choạng tối, bà Gái cũng hái được một giỏ xách để đi chợ trong sáng hôm sau. Bà kể, công việc hái rau bán ở chợ đã theo bà suốt nhiều năm qua. Tuổi già, con cái khuyên nghỉ, nhưng không lao động là buồn tay buồn chân, nên bà quyết định giữ nghề làm vui. Trước đây là những đồng cỏ ở quê, gần các mương ruộng, bờ sông. Khi đến mùa vụ, người ta phun thuốc diệt cỏ nên dần dần rau tự nhiên cũng không còn mọc nhiều. “Mấy năm trở lại, tui lên đây hái, cứ chịu khó mỗi buổi chiều cũng được cả giỏ rau. Nơi đây gần bờ sông mát nên rau nhanh lên. Có lẽ, đất lành nên rau mọc”, bà Gái mỉm cười.

Người thứ hai mà chúng tôi gặp là bà Nguyễn Thị Tồn (85 tuổi), trú tại tổ 15, khu vực 4, phường Hương Long. Hàng chục năm qua, cụ bà này vẫn sống được bằng nghề hái rau dọc hai bờ Hương Giang. Cuộc sống gia đình khó khăn, bà đeo đuổi nghề để kiếm sống và nuôi đứa con bệnh tật. Bà Tồn tâm sự, đã thành thói quen, mỗi lần lên nhà không gặp bà thì cứ tìm các công viên sẽ thấy. Vì sao bà không hái rau ở gần nhà?- Chúng tôi hỏi. Bà giải thích: “Vì rau ở công viên nhiều, chủ yếu là rau má, đây là nghề chỉ bỏ công không bỏ vốn nên phải tìm nơi nhiều mà hái. Ở gần nơi tui ở cũng có nhưng ít rau, vì rứa mà chấp nhận đi 5-7 cây số để về đây”.

Được khách

Những lần cùng hai cụ bà hái rau, chúng tôi có dịp quan sát kỹ rau má nơi đây mọc khá tốt. Người hái rau không cần di chuyển nhiều, cứ vạch những bãi cỏ thì lớp lớp rau má mọc dưới đó. Bà Gái chia sẻ, do mất lòng tin về rau trồng có phun hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng nên biết nguồn gốc rau mình hái, họ rất thích mua. “Rau tui nhổ có khi có rễ theo từng chùm, nhìn vô là biết rau mọc tự nhiên. Ngoài chợ rau cũng nhiều nhưng họ lại thích mua loại tui hái, họ nói ăn yên tâm không sợ thuốc. Nhờ rứa mà tui bán được”, bà Gái giải thích.

Theo ước tính của những người hái rau dọc hai bờ sông Hương, mỗi ngày chăm chỉ, họ cũng thu hái được khoảng 30.000 - 50.000 đồng bán rau. Mùa Tết, khi giá cả tăng lên, đây trở thành nguồn thu nhập khá cho những người tuổi xế chiều còn lam lũ. Bà Tồn trải lòng, công viên cũng là nơi đông người, có khi thấy bà hái, nhiều bạn trẻ lại phụ giúp một tay.

Chia tay những cụ bà hái rau bên phố, họ để lại câu chuyện làm chúng tôi an lòng: “Khách của tui cũng nhiều, có những ngày chưa ra chợ bán, họ đã đến nhà mua. Hoặc gánh hàng giữa đường là trở về vì hoàn thành xong chuyện bán buôn. Mỗi người mua vài ngàn thôi, nhưng vì rau sạch nên bán nhanh hết”.

Lê Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chạy đua” với tết

Cận tết, đêm ở chợ đầu mối Phú Hậu, chợ Đông Ba nghe rõ bước chân vội vã của những người làm nghề “cửu vạn”. Những cánh tay quệt lau mồ hôi, những bữa ăn vội, cái chợp mắt chỉ vài phút làm cho nhịp sống ngày gần Tết Giáp Thìn thêm hối hả. Nhiều chị em phụ nữ gồng mình bốc vác hàng nặng nhưng không quên hối nhau: “Chạy đua nhanh lên cho kịp tết”.

“Chạy đua” với tết
Đằng sau gánh nặng mưu sinh

Không khó để bắt gặp hình ảnh các cụ bà dưới nắng mưa, gió lạnh, bất kể ngày hay đêm vẫn miệt mài vất vả mưu sinh trên đường phố Huế. Đã bao giờ bạn thử ngồi xuống một gánh hàng rong, mua một thứ gì đó của các mệ và lắng nghe những nỗi niềm của người bán hàng khắc khổ? Chắc chắn bạn sẽ có được một trải nghiệm rất thú vị và nhận ra rằng bạn may mắn biết chừng nào.

Đằng sau gánh nặng mưu sinh
Sống chung với mưa lũ

Ngày 16/11, nước còn ngập ở nhiều vùng. Người dân vẫn tìm cách thích nghi trong mưa lũ bởi với họ, vẫn phải sinh hoạt, mưu sinh. Dù khó khăn song trong hoạn nạn, ở đâu đó, sự sẻ chia là món quà sưởi ấm lòng người lúc này. ​

Sống chung với mưa lũ
Mưu sinh từ rác

Ở thị xã Hương Thủy, đặc biệt là phường Thủy Châu hiện nay có không ít phụ nữ “lo cơm” cho gia đình bằng cách đến bãi rác tìm ve chai, phế liệu. Phần lớn trong số này có hoàn cảnh khó khăn.

Mưu sinh từ rác
Không có lương hưu, người cao tuổi chật vật mưu sinh

Toàn tỉnh có hơn 33 ngàn người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được chi trả lương hưu hàng tháng, chỉ chiếm xấp xỉ 24% tổng số người cao tuổi (NCT) trên địa bàn, số còn lại phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có nguồn thu nhập ổn định.

Không có lương hưu, người cao tuổi chật vật mưu sinh

TIN MỚI

Return to top